Ốm nghén là tình trạng chung thường xuất hiện đối với những chị em mới có thai. Tuy nhiên, hiện tượng thai nghén ở mỗi chị em lại biểu hiện không giống nhau. Vậy ốm nghén là gì, có thai bao lâu thì bị nghén? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Hiện tượng ốm nghén là gì?
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến khi mang thai, phụ nữ ốm nghén thường có biểu hiện rõ rệt nhất đó là buồn nôn. Khi nghe thấy bất cứ mùi lạ nào, thậm chí là mùi thức ăn mà họ rất yêu thích trước đây cũng đều có thể buồn nôn. Nhiều phụ nữ trong thời gian thai nghén rất thích ăn chua và các loại quả có vị chua. Tuy nhiên, thông thường vào thời gian ốm nghén việc ăn uống với các mẹ bầu đều rất khó khăn.
Đa số những phụ nữ có triệu chứng ốm nghén đều thuyên giảm sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi phụ nữ mang thai, đối với một số người, tình trạng ốm nghén có thể biểu hiện bằng các triệu chứng nhẹ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp phụ nữ mang thai có biểu hiện ốm nghén khá nặng rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi.
Ốm nghén là tình trạng thường thấy ở những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Đối với phụ nữ ốm nghén bình thường, thỉnh thoảng sẽ có cảm giác buồn nôn. Cảm giác buồn nôn này có thể xuất hiện không liên tục, cho nên có thể có thời gian để nghỉ ngơi. Vì là thỉnh thoảng mới có cảm giác buồn nôn nên lượng thức ăn không bị nôn ra hết, cho nên ít ảnh hưởng đến cơ thể. Với những phụ nữ ốm nghén nặng, tình trạng buồn nôn xuất hiện khá nhiều và nghiêm trọng cả ngày lẫn đêm. Do đó, với những trường hợp này phụ nữ thường không ăn uống được gì và bị mất nước do nôn ói liên tục.
Vậy có thai bao lâu thị bị ốm nghén?
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, thời gian xuất hiện hiện tượng ốm nghén đối với các chị em phụ nữ thường không giống nhau. Có người vừa bị chậm kinh đã bị ốm nghén, tuy nhiên cũng có nhiều chị em lại không có hiện tượng ốm nghén. Ngoài ra, hiện tượng ốm nghén ở mỗi lần mang thai của các chị em phụ nữ cũng không giống nhau.
Thông thường khi thai phụ mang thai đến tuần thứ 4 hoặc thứ 6 thì xuất hiện hiện tượng thai nghén. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều và tăng dần khi bước đến tuần thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ. Khi bước đến tuần thứ 12 hoặc 14 hiện tượng ốm nghén sẽ biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp người phụ nữ mang thai vẫn bị ốm nghén từ lúc mang thai cho đến lúc sinh con.
Khi mang thai, tình trạng ốm nghén khiến rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân cũng như thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đây là hiện tượng hết sức bình thường, cho nên các chị em không nên quá lo lắng vì sẽ nhanh chóng kết thúc khi bước vào những tháng giữa thai kỳ. Một số trường hợp, hiện tượng ốm nghén quá nặng, các chị em ăn uống không được gì thì nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn thêm.
Làm gì để hạn chế tình trạng ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng phổ biến khi mang thai và không hề nguy hiểm, thế nhưng ốm nghén có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày của các chị em. Cho nên, để hạn chế tình trạng ốm nghén, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi, các chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn uống lành mạnh và thăm khám thường xuyên là cách để hạn chế tình trạng thai nghén.
-
Nên lựa chọn những thức ăn có mùi vị phù hợp, không ăn những thức ăn có mùi quá nhạy cảm, những thức ăn có mùi quá tanh hôi. Khi chế biến thức ăn nên nấu chín và nên ăn nguội để hạn chế mùi lạ dẫn đến nôn ói.
-
Các mẹ bầu cũng nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để dễ ăn hơn. Việc chia nhỏ bữa ăn cũng có thể cung cấp cho cơ thể mẹ bầu một lượng thức ăn liên tục, khiến việc hấp thụ chất dinh dưỡng được đều đặn hơn.
-
Nên ăn nhiều các loại trái cây tươi để có thể cung cấp các loại vitamin cho cơ thể, đồng thời tránh bị mất nước khi bị nôn ói quá nhiều lần trong ngày.
-
Các mẹ bầu cũng có thể bổ sung trà chanh, trà gừng hoặc những loại trà bạc hà vào buổi sáng. Việc uống trà sẽ giúp hạn chế cảm giác khô miệng cũng như buồn nôn.
-
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng ốm nghén, các mẹ bầu cũng nên thường xuyên hoạt động cơ thể bằng những bài tập vừa sức nhẹ nhàng. Những hoạt động này sẽ khiến việc lưu thông máu được được tốt hơn và giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trường hợp sau 3 tháng đầu mà các chị em vẫn bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.
Trên đây là những thông tin về vấn đề ôm nghén là gì, có thai bao lâu thì bị nghén? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn thêm, các chị em có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào khung chat bên dưới bài viết.
N.A