Mụn rộp ở môi tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều bất tiện đến hoạt động ăn uống và tính thẩm mỹ. Vì thế, những cách chữa dứt điểm mụn rộp ở môi tại nhà luôn là vấn đề được nhiều người tìm kiếm nhưng vẫn chưa có lời giải đáp chính xác nhất. Để giúp bạn đọc tháo gỡ vấn đề này, các chuyên gia xin tổng hợp một số cách trị mụn rộp ở môi đơn giản và hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.

mun-rop-o-moi

Trị mụn rộp ở môi bằng thảo dược tự nhiên.

Những điều cần biết về bệnh mụn rộp ở môi

Bệnh mụn rộp ở môi hay còn gọi theo dân gian là giời leo, biểu hiện đặc trưng của bệnh là những mụn nước nổi xung quanh miệng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Nguy hiểm hơn, các nốt mụn có thể lan rộng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân gây nổi mụn rộp ở môi

Mụn rộp là một dạng nhiễm trùng da do virus Heper simplex gây ra, bao gồm chủng virus Heper simplex Virus 1 ( HSV 1) và Heper simplex Virus 2 ( HSV2 ).

Trong đó, mụn rộp ở môi chủ yếu là do virus HSV 1 gây ra, chúng thường xuất hiện ở gần miệng hoặc một số bộ phận khác trên cơ thể và có thể lây lan qua tiếp xúc da hoặc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt.

Hình ảnh mụn rộp ở môi

Ban đầu, hình ảnh mụn rộp sinh dục chưa có biểu hiện cụ thể, chỉ là ngứa ngáy, nóng, đỏ da và cảm giác lăn tăn ở vùng môi. Sau đó, mới xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti và tạo thành từng đám trên môi hoặc quanh môi.

Bên trong mụn nước chứa đầy dịch, dễ bị vỡ khi chạm vào và lây lan sng vùng da khác khi dịch chứa virus bị chảy ra ngoài đi kèm triệu chứng khác như nổi hạch, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, hạch dưới hàm sưng to,…

1 – 2 tuần sau, các mụn nước tự động khô đi, đóng mày và bong tróc ra mà không để lại sẹo.

mun-rop-o-moi

Hình ảnh mụn rộp ở môi.

Điều trị mụn rộp ở môi tại nhà an toàn

Mụn rộp ở môi khá nguy hiểm và dễ gây biến chứng nếu không được điều trị tận gốc và đúng cách. Do đó, khi phát hiện mụn rộp xuất hiện ở môi, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên để trị mụn rộp ở môi dưới đây để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của chúng.

Trị mụn rộp ở môi bằng tỏi

Tỏi được biết đến với công dụng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt các enzim và thành phần kháng virus trong tỏi dễ dàng ức chế và điều trị các nhiễm trùng như mụn rộp ở môi.

Hãy đập dập tỏi rồi bôi trực tiếp lên vị trí nổi mụn khoảng 15 -20 phút để các hoạt chất trong tỏi ngấm vào nốt mụn rồi rửa lại bằng nước sạch.

Trị mụn rộp sinh dục bằng cây cúc dại

Phần rễ, lám gốc và hoa của cây cúc dại đều được sử dụng như một loại thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng mang lại hiệu quả rất cao khi điều trị mụn rộp ở môi mà bạn không nên bỏ qua.

Chữa mụn rộp ở môi bằng nha đam

Nha đam cũng là loại thần dược bạn không nên bỏ qua khi bị mụn rộp ở môi. Tinh chất nha đam sẽ hữu ích trong việc làm bịu bớt cảm giác đau do mụn rộp và chữa lành khu vực bị tổn thương, hạn chế tình trạng đế lại sẹo.

Cắt nhỏ nha đam thành từng khúc nhỏ, làm sạch, gọt vỏ và dùng phần nhựa nha đam chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mụn.

mun-rop-o-moi

Trị mụn rộp ở môi bằng tỏi.

Chữa mụn rộp ở môi bằng lá sầu đâu

Đặc tính của lá sầu đâu chính là tính kháng virus cực hiệu quả giúp hạn chế lây lan và kháng khuẩn. Vì thế, không có gì xa lạ khi lá sầu đâu được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó bao gồm mụn rộp ở môi.

Điều trị mụn rộp ở môi bằng thuốc

Mụn rộp ở môi dùng thuốc gì? Để điều trị tại nhà hiệu quả, với những trường hợp bệnh mới hình thành có thể dùng kết hợp một số loại thuốc kháng virus.

Thuốc giúp làm ức chế sự phát triển của virus, giảm tỉ lệ bệnh tái phát và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Việc dùng thuốc có thể áp dụng cho tất cả trường hợp bệnh nặng và nhẹ, dùng càng sớm càng tốt nhưng phải có hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc theo phác đồ điều trị cụ thể.

Lưu ý khi điều trị mụn rộp sinh dục tại nhà

Việc chữa trị mụn rộp sinh dục tại nhà chỉ mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian chữa trị khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, tình trạng nặng nhẹ của mỗi người bệnh khác nhau nên đi khám chuyên khoa da liễu để có hướng xử lý thích hợp.

Ngoài ra, để hạn chế virus lây lan sang những bộ phận khác và tránh bệnh tái lại thì người bệnh cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng nước muối pha loãng để làm sạch và dịu vết thương.

- Không dùng tay cào gãi hay chạm vào vùng có sang thương của mình vào người khác.

- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, son môi,…

- Việc dùng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thuốc hoặc bôi thuốc vào vùng da tổn thương.

Hi vọng với những thông tin hữu ích về cách trị mụn rộp ở môi trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cách chữa trị căn bệnh này. Nếu còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy nhanh chóng nhấp chuột vào khung chat dưới đây để nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

LI