Thắc mắc bạn đọc: Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, mới kết hôn được 3 tháng, khoảng 2 tuần gần đây, đầu núm vú của em luôn trong tình trạng cương cứng và đau nhức, tuy nhiên, khi quan sát kỹ em thấy không có dấu hiệu bị viêm hoặc sưng bất thường. Em cũng bị chậm kinh 4 ngày, xin hỏi bác sĩ hiện tượng đau đầu vú như vậy có phải là mang thai không ạ, mong nhận được phản hồi sớm của bác. Em xin cảm ơn.
( Ngọc Liên – Cần Giuộc, Long An )
Trả lời: Chào Liên, trước hết chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về phòng khám. Để giúp bạn tìm câu trả lời chính xác cho vấn đề “Hiện tượng đau đầu vú có phải thông báo mang thai thì chuyên gia phòng khám Đa khoa TPHCM xin có những thông tin sau.
Hiện tượng đau đầu vú có phải dấu hiệu mang thai?
Đau đầu vú có phải dấu hiệu mang thai?
1. Đau núm vú là hiện tượng gì?
Tình trạng đau đầu vú không phải hiếm, ngược lại nó còn rất phổ biến đối với chị em phụ nữ. Nguyên nhân khiến đầu vú bị đau nhức và cương được xác định là do sự thay đổi hormone diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi nữ giới có thai.
Cơn đau ở đầu vú ( núm vú) có thể khác nhau do cơ địa, thể trạng sức khỏe mỗi người phụ nữ đều có sự khác biệt. Có thể cơn đau chỉ diễn ra tích tắc, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cơn đau tức cũng có thể diễn ra dai dẳng rất khó chịu.
Vì vậy, việc tìm ra lý do dẫn đến hiện tượng đầu vú sưng đau và biện pháp xử lý thích hợp là điều vô cùng cấp thiết.
2. Đầu vú sưng đau có phải do mang thai?
Theo các chuyên gia phòng khám Đa khoa TPHCM, nữ giới bị đau đau đầu vú có thể là do những nguyên nhân sau.
- Đầu vú bị đau do kinh nguyệt
Hiện tượng đau đầu vú thường gặp ở chị em trước và trong kỳ kinh nguyệt. Bạn gái sẽ có biểu hiện căng và đau tức ở đầu ngực, vùng nhũ hoa bởi trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ giữ một lượng khá nhiều khiến ứ đọng ở vú và núm vú.
Thường đau đầu vú sẽ kéo dài trong những ngày hành kinh, thậm chí là có thể tiếp diễn trong những ngày sau khi hết kinh.
Trường hợp đau tức ở núm vú kèm theo tình trạng nhũ hoa cương cứng, chị em nên bổ sung nhiều vitamin E có trong dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc,… để cải thiện tình trạng đau nhức.
Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt cũng gây ra hiện tượng đau đầu vú.
- Đầu vú cương và đau do stress
Một nguyên nhân khiến ngực và hai đầu vú bị đau rát phổ biến mà rất ít chị em biết được chính là stress kéo dài. Tinh thần thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi do áp lực từ công việc, học tập hoặc căng thẳng về thể chất và tinh thần thì cơ thể sẽ giải phóng các hormone căng thẳng.
Hormone căng thẳng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó bao gồm đau đầu vú và đau bụng dưới. Lúc này, nữ giới nên thả lỏng cơ thể bằng cách nghe nhạc, tập thể dục và tham gia các hoạt động để thư giãn đầu óc.
- Đau hai đầu vú do mang thai
Đa số phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng đau đầu vú, thậm chí đầu vú có thể cương cứng gây khó chịu trong những tháng đầu thai kỳ. Ngoài đầu vú bị sưng đau còn kèm theo các dấu hiệu đầu vú thâm đen, ngực rất nhạy cảm khi chạm vào.
Hiện tượng này được giải thích là do sự biến đổi của các kích thích tố trong cơ thể đang chuẩn bị cho hoạt động của các tuyến cung cấp sữa hoặc các tuyến chất lỏng khác trong vú làm vú căng trương lên.
Đồng thời, khi mang thai các tĩnh mạch ở vùng da ngực cũng có sự thay đổi, một số trường hợp nổi hẳn trên bề mặt da. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường đối với phụ nữ mang thai nên các mẹ không cần lo lắng.
Trở lại với thắc mắc đau đầu vú có phải mang thai, các chuyên gia phòng khám Đa khoa TPHCM cho biết, những dấu hiệu mà bạn Liên chia sẻ là triệu chứng chung nên rất khó xác định chính xác bạn có mang thai hay không.
Bạn có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ chuẩn đoán tình trạng sức khỏe chính xác nhất.
Phụ nữ mang thai thường có triệu chứng đau đầu vú trong 3 tháng đầu.
3. Nữ giới phải làm gì khi bị đau đầu vú
Bên cạnh đó, khi thấy đầu ti đau, căng tức chị em cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng bằng các cách sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi cùng uống đủ nước từ 2 -3 lít mỗi ngày.
- Lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục, những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga,…
- Tránh căng thẳng, áp lực công việc, thả lỏng cơ thể và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực,…
- Không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Mong rằng với những chia sẻ về hiện tượng đau đầu vú trong bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Nếu còn bất cứ thắc mắc hay vấn đề liên quan đến sức khỏe, các bạn có thể nhấp vào khung chat dưới đây để được chuyên gia phòng khám Đa khoa TPHCM hỗ trợ giải đáp nhanh chóng. Đừng ngần ngại mà hãy thoải mái trò chuyện cùng chuyên gia.
LI