Khái niệm xét nghiệm WBC vẫn còn lạ lẫm đối với nhiều người, nếu bác sĩ không giải thích thì bạn cũng không thể hiểu được ý nghĩa cũng như giá trị của nó đối với sức khỏe. Vì vậy, các chuyên gia tại Đa khoa TPHCM sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin cụ thể về vấn đề “ Xét nghiệm WBC là gì? Chỉ số WBC cao có nguy hiểm không ” trong bài viết dưới đây.
Xét nghiệm WBC là gì và những điều cần lưu ý
WBC là viết tắt của cụm từ White Blood Cell – số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Còn xét nghiệm WBC được đánh giá là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng chủ yếu khi tiến hành các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm máu.
1. Xét nghiệm WBC là gì?
Trong công thức có nhiều chỉ số quan trọng với các ý nghĩa riêng biệt, bao gồm chỉ số WBC để giúp bác sĩ có những chuẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc người thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm WBC là một phần trong xét nghiệm công thức máu hay còn được gọi là huyết đồ. Đây được xem là một trong các xét nghiệm quan trọng nhằm phản ánh một cách chính xác tình trạng sức khỏe người bệnh thông qua số lượng bạch cầu trong một thể tích máu.
Các tế bào máu trắng còn gọi là bạch cầu, là những tế bào lưu thông trong máu và hệ bạch huyết, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, ung thư.
Có năm loại bạch cầu chủ yếu trong cơ thể và mỗi loại sẽ nắm giữa một chức năng khác nhau, dựa vào tỷ lệ bình thường của các bạch cầu mà chúng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe người bệnh, nhất là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và xương tủy.
Đối với người bình thường, chỉ số WBC sẽ dao động ở khoảng 4000 – 10000 bạch cầu/mm3, trung bình khoảng 70000 bạch cầu/mm3 máu.
Dựa vào chỉ số WBC thay đổi tăng hay giảm so với mức trung bình, chúng ta có thể biết được tình trạng sức khỏe của người xét nghiệm.
2. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm WBC
Thực hiện xét nghiệm WBC không phải là một xét nghiệm cấp cứu nên người bệnh có thể chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác cũng như mức độ an toàn cho người làm xét nghiệm.
Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm WBC mà người bệnh cần tìm hiểu và lưu tâm như:
-
Người bệnh đang trong trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh, ít hoạt động và cách xa bữa ăn vì khi hoạt động mạnh hoặc ăn nó có thể làm thay đổi số lượng bạch cầu, dẫn đến kết quả bị sai lệch.
-
Không được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm khi người bệnh đang truyền dịch hoặc truyền máu vì lúc này máu có thể bị pha loãng và các chỉ số tế bào WBC đều bị giảm đi.
-
Lưu ý về mẫu bệnh phẩm, máu phải được lấy nhanh, gọn để tránh tình trạng kích hoạt quá trình đông máu.
Bên cạnh đó, người làm xét nghiệm WBC cần lựa chọn cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm đảm đảm đầy đủ các điều kiện về chất lượng thiết bị, kỹ thuật, hóa chất và tay nghề bác sĩ thực hiện để đảm bảo an toàn và kết quả xét nghiệm.
Chỉ số WBC cao có nguy hiểm không
Dựa vào chỉ số WBC có trong công thức máu, bác sĩ có thể giúp người bệnh chuẩn đoán tình trạng sức khỏe bản thân.
Nếu chỉ số WBC giảm trong trường hợp thiếu máu do giảm sản xuất, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn hoặc do dùng một số thuốc,…
Ngược lại, nếu chỉ số WBC tăng có thể chứng tỏ cơ thể đang mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, mắc các bệnh bạch cầu,…. Đây là các bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh và có thể di truyền sang các thế hệ sau.
Vì vậy, dù chỉ số WBC tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây ra nhiều nguy hiểm khôn lường cho người bệnh. Ngay khi thấy kết quả xét nghiệm WBC có những bất thường, người bệnh nên tư vấn ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Đồng thời, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, bổ sinh đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như giữ tâm trạng luôn được vui tươi, thoải mái.
Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc liên quan đến xét nghiệm WBC là gì cũng như biết được nguy hiểm của việc tăng giảm chỉ số WBC trong kết quả xét nghiệm.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến xét nghiệm WBC và lưu ý khi thực hiện xét nghiệm hay bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, bạn đọc có thể nhấp vào khung chat trực tuyến dưới đây để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
LI