Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, nhất là triệu chứng khó thở. Khó thở là hiện tượng thường gặp và đôi khi nó sẽ đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Vậy khó thở khi mang thai có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.
Khó thở khi mang thai là gì?
Khó thở khi mang thai là tình trạng mẹ bầu cảm thấy thiếu oxy, hơi thở dồn đập. Nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Điều này tương tự như cảm giác một người sau khi lao động nặng nhọc hoặc vừa chạy gắng sức.
Khó thở khi mang thai là gì?
Hầu hết chị em đều sẽ gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai với những mức độ khác nhau. Và tình trạng này thường xảy ra ở những tháng thứ 4 trở đi. Đặc biệt là ở cuối giai đoạn thai kỳ, khi thai nhi lớn khiến chị em cảm thấy những nhịp thở trở nên khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ. Nhất là những trường hợp mang song thai hoặc đa thai.
Nguyên nhân khó thở khi mang thai
Khó thở khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong, do thai nhi chèn ép hoặc do thiếu máu. Cụ thể là:
- Tác động của hormone
Trong giai đoạn đầu khi mang thai, loại hormone progesterone trong cơ thể chị em bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này là hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên, sự gia tăng của nó có thể là nguyên nhân khiến cho các mẹ bầu cảm thấy khó thở khi mang thai.
- Sự phát triển của tử cung
Tử cung sẽ lớn dần trong thời gian mang thai để em bé phát triển bình thường. Khi tử cung càng lớn thì sức ép của nó lên cơ hoành của người mẹ càng tăng. Mà cơ hoành lại là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, hoạt động kết hợp với phổi giúp đưa không khí vào. Khi tử cung chèn ép thì cơ hoành bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến hiện tượng khó thở. Tuy nhiên, gần đến ngày sinh, khi tử cung thấp xuống vùng xương chậu để em bé chuẩn bị chào đời thì tình trạng khó thở sẽ biến mất.
Tử cung phát triển là nguyên nhân gây khó thở khi mang thai
- Thiếu máu
Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây khó thở khi mang thai. Việc thiếu máu có thể là do thiếu sắt và thường đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, đau đầu,... Nếu tình trạng thiếu máu nghiêm trọng thì sẽ dẫn tới khó thở. Đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần thăm khám để tìm cách khắc phục.
Khó thở khi mang thai có sao không?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khó thở khi mang thai là một hiện tượng rất bình thường trong thai kỳ. Nó không ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đi thăm khám ngay lập tức khi nhận thấy một số triệu chứng khác đi kèm dưới đây để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
- Cảm giác nhịp tim tăng nhanh một cách đột ngột. Tim đập không đều hoặc xuất hiện tình trạng đánh trống ngực.
- Khó thở trầm trọng hoặc cảm thấy cơ thể yếu đi sau vài trận tim đập liên hồi.
- Đau ngực, nhất là sau khi chị em cố gắng làm gì đó.
- Khó thở ngay cả khi chị em đang nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm.
- Khó thở kèm theo ho liên tục, sốt, ớn lạnh.
- Khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to.
- Những bà bầu có tiền sử bị hen suyễn, viêm phổi hoặc các bệnh mãn tính.
Bà bầu nên làm gì để hạn chế khó thở?
Điều đáng buồn là không có cách nào giúp cảm giác khó thở này chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, để giảm bớt triệu chứng khó thở khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các điều dưới đây:
- Mặc quần áo rộng
Nếu nguyên nhân đơn thuần là do quần áo chật thì chị em nên thay đổi cách ăn mặc. Nên lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Chị em nên tập thể dục đều đặn
- Đứng, ngồi thẳng lưng
Khi ngồi, chị em nên giữ cho vùng lưng được thẳng để phổi có khoảng không dễ dàng tiếp nhận oxy. Hoặc khi đứng tại chỗ cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Việc cong người lại sẽ khiến chị em khó thở hơn.
- Kê gối nhỏ
Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, thai phụ có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn ép lên phổi.
- Tập thể dục
Việc vận động cũng giúp chị em giảm bớt triệu chứng khó thở. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai để điều hòa việc kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi và đi bộ là những bài tập phù hợp với mẹ bầu, giúp cung cấp oxy cho phổi nhiều. Chị em nên dành mỗi ngày 10 phút để vận động.
Trên đây là những chia sẻ về khó thở khi mang thai có nguy hiểm không? Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.