Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó, nếu có bất cứ những triệu chứng bất thường nào về kinh nguyệt thì chị em đều cần phải quan tâm. Một trong những hiện tượng thường gặp ở tuổi dậy thì là kinh nguyệt không đều, tắc kinh. Vậy hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Tìm hiểu về hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì
Tắc kinh ở tuổi dậy thì là một dạng rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện là những cơn đau vùng dưới đều đặn hằng tháng khi đến tuổi dậy thì. Mỗi cơn đau kéo dài 3 - 4 ngày. Sau đó trở lại bình thường. Những lần sau, cơn đau thường dữ dội hơn lần trước. Khoảng 5, 6 lần như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu. Nhiều khi đau căng, quằn quại, quá sức chịu đựng của nữ giới.
Trong trường hợp bế kinh do màng trinh không thủng thì bạn gái sẽ thấy nặng, căng tức ở âm hộ. Khi khám sẽ thấy 2 môi bé ở âm hộ màng trinh bị giãn và có màu tím.
Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tắc kinh ở tuổi dậy thì bao gồm:
- Tắc kinh do tử cung
Nguyên nhân là do tử cung khác thường hay nội mạc tử cung không có phản ứng với hoocmon sinh dục buồng trứng. Trường hợp này thường gặp ở những chị em không có tử cung bẩm sinh, nội mạc tử cung dính liền,...
- Tâm lý
Ở tuổi dậy thì, bạn gái thường có tâm lý không ổn định hoặc do áp lực chuyện học hành, cuộc sống khiến cho chu kỳ bị ảnh hưởng. Từ đó gây tắc kinh.
- Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu hợp lý
Kinh nguyệt của chị em cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những thói quen ăn uống và sinh hoạt. Nếu ăn uống thiếu chất hoặc thừa chất, cộng với việc chị em không nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến kinh nguyệt bị chậm, tắc kinh.
- Cân nặng thay đổi đột ngột
Phụ nữ tăng cân đột ngột, béo phì, giảm cân nhanh thường có kinh nguyệt không đều. Biểu hiện thường gặp ở kinh nguyệt không đều trong trường hợp này thường là chậm kinh. Có một số bị tắc kinh.
Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Tắc kinh trong độ tuổi dậy thì nếu không có hướng xử lý nhanh chóng có thể gây ra những nguy hại như:
- Trầm cảm
Trường hợp chị em bị tắc kinh do stress, căng thẳng dài ngày hoặc do tâm sinh lý không ổn định thì có thể dẫn đến trầm cảm.
Tắc kinh ở tuổi dậy thì có thể dẫn đến trầm cảm
- Tổn thương tử cung
Trường hợp tắc kinh ở tuổi dậy thì do huyết kinh bị ứ đọng lại không thoát ra ngoài được có thể khiến cho vòi trứng và tử cung bị giãn căng. Thậm chí có thể phá hủy niêm mạc của vòi trứng tử cung và tử cung.
- Suy giảm chức năng tuyến yên
Theo các chuyên gia, hiện tượng tắc kinh cũng có liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng của tuyến yên.
- Hội chứng Galactorrhea
Tắc kinh kéo dài sẽ khiến tử cung của chị em bị teo nhỏ. Từ đó có thể chuyển hóa thành hội chứng Galactorrhea. Hay còn gọi là hội chứng khô máy, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể cũng như sự phát triển của nữ giới.
- Teo nhỏ cơ quan sinh dục
Trường hợp tắc kinh do suy buồng trứng sớm có thể dẫn đến nguy cơ teo nhỏ cơ quan sinh dục. Từ đó có thể dẫn đến một số bệnh lý về buồng trứng và tim mạch.
- Tổn thương buồng trứng
Do nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể bạn gái thấp nên nội mạc tử cung không được kích thích tăng trưởng. Từ đó buồng trứng không thể phát triển đầy đủ. Hoặc thường mắc phải một số bệnh bất thường như loạn sản, suy buồng trứng sớm.
- Vô sinh ở nữ
Tình trạng tắc nghẽn kinh nguyệt kéo dài chứng tỏ trứng không rụng, nội mạc tử cung gặp những bất thường. Từ đó khiến cho chị em gặp khó khăn trong việc thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Tắc kinh ở tuổi dậy thì phải làm sao?
Bất kỳ một bất thường nào về kinh nguyệt cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tương lai của bạn gái. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, các bậc phụ huynh nên đưa con em mình đi khám phụ khoa sớm để kiểm soát các bệnh lý ngoài ý muốn. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Đưa con đi thăm khám khi có những dấu hiệu bất thường
Bên cạnh đó, các bạn gái cũng cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
- Cân bằng thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Tránh thức khuya, dậy sớm. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Giữ vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng kín trong những ngày đèn đỏ. Thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Nâng cao sức đề kháng.
- Cần thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.
Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
P.L