Đối với các chị em phụ nữ, khả năng mang thai thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ dày của lớp niêm mạc tử cung. Đây là bộ phận quan trọng giúp phôi thai có thể làm tổ thành công và cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của thai nhi. Vậy độ dày niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai và không có thai? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ?

Lớp niêm mạc tử cung là gì, có chức năng gì?

Lớp niêm mạc tử cung được biết đến là một lớp phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung của nữ giới, có tác dụng giúp phôi thai làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Lớp niêm mặc tử cung này được chia làm hai phần: gồm lớp niêm mạc dưới đáy và lớp niêm mạc tuyến chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Lớp niêm mạc dưới đáy không thay đổi theo chu kỳ kinh, trong khi lớp niêm mạc tuyến chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới.

do-day-niem-mac-tu-cung-day-bao-nhieu-thi-co-thai-va-khong-co-thai

Lớp niêm mạc tử cung là gì, có chức năng gì trong việc thụ thai.

Theo các bác sĩ chuyên khoa hàng tháng, dưới tác động của các hóc môn sinh dục, lớp niêm mạc tử cung ở phụ nữ sẽ dày lên để chuẩn bị cho việc làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Nếu không xảy ra hiện tượng thụ thai lớp niên mạc này sẽ bong ra tạo thành hiện tượng kinh nguyệt. Ngược lại trường hợp trứng đã thụ tinh làm tổ thành công, lớp niêm mạc này lại có thể dày lên để nuôi dưỡng phôi thai phát triển.

Vậy lớp niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Hiện tượng thụ thai và làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh phụ thuộc rất nhiều vào độ dày mỏng của lớp niêm mạc tử cung. Do đó, trường hợp lớp niêm mạc quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai. Độ dày của lớp niêm mạc tử cung thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh, cụ thể như sau: giai đoạn đầu sau khi sạch kinh khoảng 3 - 4mm, giai đoạn thứ 2 gần với thời điểm rụng trứng có độ dày từ 8 – 12 mm và giai đoạn chế tiết trước khi có kinh 12 -16 mm.

Dựa vào các chỉ số trung bình như trên, các bác sĩ sẽ có thể xác định lớp niêm mạc tử cung của của từng phụ nữ dày hay mỏng và có khả năng mang thai hay không. Lớp niêm mạc tử cung được xem là mỏng có độ dày dưới 8mm, thường do thiếu estrogen, tổn thương lớp nội mạc hay bị dính lòng tử cung. Lớp niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ khiên phôi thai không thể bám vào thành tử cung dẫn đến hiện tượng thai chết lưu.

 

Xem thêm: Cách nhận biết máu báo mang thai

do-day-niem-mac-tu-cung-day-bao-nhieu-thi-co-thai-va-khong-co-thai1

Độ dày lớp niêm mạc tử cung bao nhiêu là có thể thụ thai.

Trường hợp lớp niêm mạc dày hơn 20mm cũng rất khó thụ thai thành công, vì nếu lớp niêm mạc quá dày sẽ gây ra hiện tượng vô kinh hoặc rong kinh khiến buồng trứng bị đa nang hoặc rối loạn phóng noãn. Từ đó có thể khẳng định lớp niêm mạc tử cung nếu quá dày hoặc quá mỏng đều khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để quá trình thụ thai được diễn ra ra thành công, độ dày lớp niêm mạc tử cung của nữ giới phải dao động trong khoảng từ 8 – 10mm.

 

Xem thêm: Những điều cần tránh khi mới mang thai

 

Vậy các cách điều chỉnh độ dày của lớp niêm mạc tử cung là gì?

Trường hợp độ dày lớp niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng không thể thụ thai đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn phổ biến ở nữ giới hiện nay. Vì thế nếu muốn có con, trong những trườn hợp này các chị em cần được điều trị một cách hợp lý.

  • Lớp niêm mạc tử cung mỏng: nguyên nhân gây nên tình trạng này thường do thiếu estrogen, thiếu máu, bị dính lòng tử cung hoặc bị tổn thương do nạo phá thai…Các bác sĩ se tiến hoành điều trị bằng cách bổ sung estrogen, chỉ định các loại thuốc bổ máu kết hợp với các chế độ ăn phù hợp nhằm gia tăng lượng máu lưu thông trong cơ thê. Trường hợp bị dính lòng tử cung, các bác sĩ sẽ đặt dụng cụ nong tử cung, nhưng với trường lớp niêm mạc bị mỏng do phá thai thì việc điều trị rất khó, khả năng vô sinh vĩnh viễn là có thể xảy ra.

  • Lớp niêm mạc tử cung dày: với những phụ nữ bị mắc chứng lớp niêm mạc tử cung quá dày sẽ được điều trị bằng các loại hóc môn để tái thiết lập sự cân bằng estrogen – progesterone bên trong cơ thể. Sau một thời gian sự cân bằng này được diễn ra bình thường thì khả năng thụ thai sẽ được diễn ra một cách thuận lợi.

Trên đây là những thông tin về vấn đề độ dày niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai và không có thai? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại, các chị em có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào khung chat trực tuyến bên dưới bài viết.

N.A