Thuốc tránh thai ngày nay đã không còn xa lạ với nhiều chị em phụ nữ. Đây là biện pháp tránh thai ngoài ý muốn khá hiệu quả và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tránh thai sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu vấn đề này.

Thuốc tránh thai là gì?

Thuốc tránh thai là biện pháp ngăn cản sự tiếp xúc của tinh trùng với trứng, thành phần của thuốc tránh thai có chứa hormone ngăn rụng trứng, làm co thắt cổ tử cung, khiến trứng không thể làm tổ.

Thuốc tránh thai thường có 2 loại là thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp.

uong-thuoc-tranh-thai-co-anh-huong-den-kinh-nguyet-khong

Uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Đây là loại thuốc chứa hormone sinh dục nữ estrogen và progesteronr, mỗi hộp thuốc tránh thai hàng ngày có liều đủ dùng trong 21 ngày và chị em phải uống hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: Là loại thuốc dành cho việc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn khi không kịp dùng biện pháp tránh thai trong vòng 72 giờ. Xem thêm: Có nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên không?

Uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Các chuyên gia cho biết, ở một số phụ nữ, thuốc tránh thai có thể gây nên các tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thắt vùng ngực, thay đổi tính cách, giảm ham muốn tình dục,…

Như vậy, câu hỏi uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? được trả lời là có khả năng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây rối loạn kinh nguyệt, chảy máu bất thường, rong kinh, rong huyết, chậm kinh, thống kinh, tắt kinh.

Ngoài ra, lạm dụng thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây thay đổi về màu sắc, mùi và số lượng kinh nguyệt bất thường.

 

Xem nhiều: cách tránh thai an toàn

 

Tuy nhiên, đối với thuốc tránh thai hàng ngày nếu sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ có thể có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, khắc phục các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

Dưới đây là những ảnh hưởng của thuốc tránh thai đến chu kỳ kinh nguyệt:

1/ Chậm kinh

Do thuốc tránh thai có tác dụng ngăn rụng trứng gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày.

2/ Rong kinh, rong huyết

Việc lạm dụng thuốc tránh thai gây mất cân bằng nội tiết tố, nồng độ hormone sinh dục nữ thay đổi đột ngột dẫn đến rong kinh, ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và số lượng máu kinh vượt quá 80ml/chu kỳ.

3/ Đau bụng kinh

Sự tăng giảm đột ngột nội tiết tố khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp khiến tử cung co bóp mạnh gây đau bụng kinh.

4/ Tắt kinh

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, khiến noãn ngưng phát triển và không rụng trứng, nội mạc tử cung hình thành hoặc không bong ra gây tắt kinh.

Vì thế, chị em cần biết cách sử dụng thuốc tránh thai theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không được tùy tiện mua thuốc sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai

uong-thuoc-tranh-thai-co-anh-huong-den-kinh-nguyet-khong

Khi sử dụng thuốc tránh thai cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần/ tháng và không sử dụng quá 2 tháng liền.

  • Tuân thủ theo chỉ dẫn sử dụng thuốc tránh thai của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

  • Không nên lạm dụng thuốc tránh thai vì có thể gây teo buồng trứng, ức chế hoạt động của buồng trứng gây vô sinh và hiếm muộn ở nữ giới.

  • Nếu lạm dụng thuốc tránh thai gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây rối loạn kinh nguyệt chị em nên ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp.

Trên đây là những thông tin về vấn đề uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Nếu còn điều gì thắc mắc thì hãy nhấp ngay vào bảng chat dưới đây, các chuyên gia sẽ nhanh chóng tiếp nhận và tư vấn.

B.S