Trong một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, trung bình mỗi chu kì buồng trứng của nữ giới sẽ rụng khoảng 1 đến 2 quả trứng. Sau khi trứng rụng nếu không có tinh trùng để xảy ra hiện tượng thụ tinh thì trứng sẽ chết và xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Vậy trứng rụng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt? Thực thế nữ giới không phải ai cũng có thể nắm rõ vấn đề này. Sau đây chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn qua bài viết sau.
Trứng rụng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt?
Trước khi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin được nói sơ qua kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Kinh nguyệt là sự xuất hiện máu ở nữ giới ở mỗi chu kỳ kinh, trung bình mỗi tháng xuất hiện một lần. Hiện tượng kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện khi nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì và và kết thúc hoàn toàn khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
Ở nữ giới sau khi rụng trứng khoảng 14 ngày thì bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt.
Tùy vào cơ địa của mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể dao động từ 28 đến 35 ngày. Theo các chuyên gia, cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới được tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này cho đến ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Để biết được ngày nào trứng rụng thì các chị em có thể bắt đầu đếm từ ngày có kinh trừ đi 14 ngày thì sẽ biết được chính xác ngày nào trứng rụng. Điều đó có thể khẳng định, sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng chảy máu kinh.
Ngoài ra, căn cứ vào cách tính ngày rụng trứng này, các chị em cũng có thể dựa vào đây để có thể lựa chọn cách tránh thai phù hợp cũng như quyết định nên có em bé hay không. Vì trứng sau khi rụng chỉ có thể sống khoảng 12 đến 24 giờ, nếu trong khoảng thời gian này trứng không gặp được tinh trùng thì trứng sẽ chết. Ngược lại, tinh trùng lại có thể sống trong tử cung phụ nữ từ 3 đến 4 ngày, cho nên dựa vào cách này, các cặp vợ chồng có thể lựa chọn phương pháp tự nhiên để tránh thai.
Tại sao trứng không được thụ tinh lại xuất hiện kinh nguyệt?
Như đã nói ở trên, nếu trứng rụng mà không gặp tinh trùng thì sau khoảng 14 ngày thì xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Vậy tại sao máu kinh lại xuất hiện? Về vấn đề này, các chị em có thể hiểu rằng máu kinh thực chất là sự bong tróc lớp niêm mạc bên trong tử cung, nguyên nhân của hiện tượng này do sự suy giảm nồng độ hóc môn estrogen và progesterone. Để xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt bên trong cơ thể nữ giới phải trải qua 4 giai đoạn sau:
Xem thêm: Cách tránh thai sau khi quan hệ 24h
Tai sao sau khi trứng rụng mà không được thụ tinh lại xuất hện kinh nguyêt.
-
Nang noãn: khi nồng độ hóc môn estrogen tăng dần sẽ làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và mạch máu nơi đây cũng tăng lên nhiều hơn.
-
Phóng noãn: khi một trứng ở buồng trứng đã chín và phóng ra sẽ di chuyển theo vòi trứng để hướng về buồng tử cung, lúc này lớp niêm mạc ở buồng tử cung đã thay đổi và lượng hóc môn estrogen cũng bắt đầu giảm.
-
Hoàng thể: đây là giai đoạn lượng hóc môn progesterone được tiết ra giúp trứng đã thụ tinh có thể làm tổ trong tử cung. Loại hóc môn này khiến lớp niêm mạc tử cung ứ máu phát triển mô, có nhiều protein và các chất dinh dưỡng cần thiết để phôi thai phát triển nếu được trứng được thụ tinh thành công.
-
Hành kinh: nếu trứng không được thụ tinh sẽ không thể về buồng tử cung và làm tổ, do đó lượng hóc môn progesterone sẽ giảm dần, lớp niêm mạc tử cung thoái hóa và bong tróc và bị đào thải ra ngoài có màu đỏ thẫm, đây được gọi là máu kinh.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, máu kinh trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thực chất là một hỗn hợp gồm các chất nhầy ở tử cung, vòi trứng, âm đạo…Đây là một chất lỏng không đồng nhất, không đông, có mùi hôi nồng và máu chỉ chiếm khoảng 40% của chất dịch này mà thôi.
Vừa rồi là những thông tin liên quan đến vấn đề trứng rụng bao nhiêu ngày thì có kinh nguyệt được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Nếu còn vấn đề gì về sức khỏe cần tư vấn thêm, các chị em có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào khung chat trực tuyến bên dưới bài viết.
N.A