Tiền sản giật là một trong những bệnh lý nguy hiểm trong thai kì. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì có khả năng gây tử vong cho mẹ bầu và thai nhi. Để tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này mời mẹ bầu tham khảo bài viết tiền sản giật là gì, cách phòng tránh tiền sản giật.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và chiếm tỉ lệ 5 - 8% số phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể phát triển sớm hơn ở trường hợp nặng hoặc có thể chỉ là vấn đề nhỏ trong cả thai kỳ. Thậm chí có khi chỉ xuất hiện sau khi sinh.

tien-san-giat-la-gi-cach-phong-tranh-tien-san-giat

Tiền sản giật là gì?

Đến nay, nguyên nhân gây tiền sản giật khi mang thai vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các trường hợp dễ mắc tiền sản giật là:

- Phụ nữ sinh con đầu lòng.

- Bà bầu lớn tuổi, trên 40.

- Bà bầu thiếu dinh dưỡng.

- Bị mắc các bệnh lý cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý thận.

- Thừa cân béo phì khi mang thai.

- Mang đa thai.

Dấu hiệu tiền sản giật

- Phù nề các chi

Khi mang thai, quá trình tuần hoàn thường diễn ra không ổn định, bị tắc nghẽn mạch máu tại các chi gây ra phù nề ở mặt, chân, tay. Điều này hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu phù nề các chi và kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được theo dõi. Vì đây là biểu hiện của tiền sản giật.

- Đau đầu

Biểu hiện của tiền sản giật là đau đầu dai dẳng. Thai phụ sẽ cảm thấy không chịu nổi cơn đau vì kéo dài không dứt. Thậm chí dùng thuốc giảm đau cũng không tiêu giảm cùng với thị lực giảm sút.

-  Mắt mờ, nổi đom đóm

Nổ đom đóm, nhìn kém, hoa mắt cũng là một trong các triệu chứng của tuần hoàn kém khi mang thai. Đây cũng là một dấu hiệu của tiền sản giật mà chị em cần lưu ý.

tien-san-giat-la-gi-cach-phong-tranh-tien-san-giat

Sưng phù chân, tay là một dấu hiệu của tiền sản giật

- Tăng cân nhanh

Tăng cân là điều rất bình thường khi mang thai. Bởi phần đông chị em sẽ bổ sung thêm chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nếu tăng cân mất kiểm soát, chẳng hạn 1 - 2 kg/tuần thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

- Buồn nôn, ói

Buồn nôn ói là dấu hiệu của ốm nghén khi mang thai. Nhưng đôi khi nó cũng là một dấu hiệu nhận biết tiền sản giật.

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa TPHCM cho biết, tiền sản giật nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Thiếu lưu lượng máu đến nhau thai

Khi lưu lượng máu giảm sẽ khiến nhau thai không nhận đủ máu. Lúc này, thai nhi có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể làm bé bị phát triển chậm, suy dinh dưỡng, suy thai và sinh non.

- Sản giật

Khi tiền sản giật không được điều trị thì sẽ gây ra sản giật. Sản giật thường có biểu hiện lâm sàng bằng những cơn co giật liên tục rồi kết thúc bằng hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sản phụ có thể bị co giật liên tiếp cho đến khi chết.

tien-san-giat-la-gi-cach-phong-tranh-tien-san-giat

Tiền sản giật có thể gây bong nhau thai vô cùng nguy hiểm

- Bong nhau thai

Tiền sản giật còn làm tăng nguy cơ bong nhau thai. Khi đó, nhau thai bị tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Trường hợp nặng có thể làm tử cung chảy máu, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.

- Hội chứng HELLP

HELLP là viết tắt của tán huyết, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Hội chứng này có thể nhanh chóng trở thành mối de dọa cho cả mẹ và bé. Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải.

- Bệnh tim mạch

Bên cạnh đó, tiền sản giật còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Bị tiền sản giật nên làm gì?

Khi bị tiền sản giật, chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

- Đối với các trường hợp bị nhẹ, chị em chỉ cần cẩn thận theo dõi huyết áp ngày 2 lần sáng- chiều, theo dõi cân nặng, thai máy và nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc.

- Riêng đối với trường hợp nặng thì phải chấm dứt ngày bằng việc sinh thai nhi ra. Kể cả sinh non để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

Cách phòng tránh tiền sản giật

Tiền sản giật tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được bằng chế độ dinh dưỡng, vận động và thăm khám định kỳ.

- Thăm khám

Để phòng ngừa tiền sản giật, chị em nên đến các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để khám thai thường xuyên. Đặc biệt những chị em có con muộn (ngoài 35 tuổi), trước khi mang thai từng bị cao huyết áp thì cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ.

tien-san-giat-la-gi-cach-phong-tranh-tien-san-giat

Khám thai định kỳ là cách phòng tránh tiền sản giật tốt nhất

- Chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm, magie, canxi, axit folic, vitamin C. Những chất sẽ giúp hạn chế nguy cơ tiền sản giật.

- Chế độ sinh hoạt

Ngoài ra, chị em cũng nên sắp xếp công việc khoa học để có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cho bản thân. Đồng thời cần tập thể dục thường xuyên để tránh béo phì.

Trên đây là chia sẻ về tiền sản giật là gì, cách phòng tránh tiền sản giật. Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.