Xoắn buồng trứng là bệnh phổ biến ở nữ giới, thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể gặp ở những người hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Triệu chứng điển hình của xoắn buồng trứng là đau bụng. Vậy phân biệt đau bụng do xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường như thế nào? Chị em hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Xoắn buồng trứng là gì?
Theo các chuyên gia, xoắn buồng trứng là hiện tượng buồng trứng bị căng giãn và xoắn lại khiến dòng máu đến nuôi buồng trứng bị tắc nghẽn. Nếu không được điều trị kịp thời thì khu vực mô bị xoắn sẽ bị hoại tử, gây viêm nhiễm, nhiễm độc nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của chị em. Thông thường, xoắn buồng trứng thường xảy ra ở 1 trong 2 trường hợp dưới đây:
Xoắn buồng trứng là bệnh vô cùng nguy hiểm
- U nang buồng trứng
Là những khối nang phát triển bất thường ở trên buồng trứng. Chúng tồn tại một bên hoặc ở cả hai bên. U nang buồng trứng tồn tại dưới 2 dạng cơ năng và thực thể. U nang cơ năng có thể tự mất đi mà không cần điều trị nhưng u nang thực thể thì có thể phát triển. Khi những khối u thực thể phát triển với kích thước lớn, vượt quá mức độ chịu đựng của thể tích buồng trứng chúng sẽ gây giãn và xoắn buồng trứng. Nếu không phát hiện kịp thời, có thể xảy ra tình trạng vỡ buồng trứng.
- Đa nang buồng trứng
Là sự phát triển của nhiều nang trứng bất thường. Khi số lượng nang trứng càng lớn thì buồng trứng đa nang càng phát triển và với một số lượng nang quá lớn cũng gây xoắn giãn và vỡ buồng trứng.
Phân biệt đau bụng do xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường
Triệu chứng thường gặp của xoắn buồng trứng là người bệnh xuất hiện cơn đau quặn bụng vùng hạ vị, không giảm khi dùng thuốc giảm đau. Giai đoạn sau đau liên tục kèm theo triệu chứng sốt, buồn nôn. Nếu xoắn chậm và không nghiêm trọng, cơn đau sau đó sẽ nhẹ hơn. Có trường hợp cơn đau dịu đi nhưng đau âm ỉ, có thể có bí trung - đại tiện. Trong trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện một số triệu chứng tưởng chừng như không liên quan đến bệnh như: tiểu dắt, tiểu khó, táo bón, phù chi dưới.
Phân biệt đau bụng do xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường
Vậy làm sao để phân biệt đau bụng do xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường? Theo các chuyên gia, đau bụng thông thường vì các bệnh đơn giản như: rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, đau bụng kinh,... thì các biểu hiện đau sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, thường không có triệu chứng sốt. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp với triệu chứng đau bụng tương tự lại nằm trong các tình huống bệnh ngoại khoa nguy hiểm như: thai ngoài tử cung, xoắn buồng trứng, xuất huyết nang buồng trứng,... Do vậy, chị em cần thăm khám càng sớm càng tốt.
Nhìn chung, để phát hiện sớm bệnh xoắn buồng trứng, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần đi khám định kỳ 6 tháng/ lần có kèm siêu âm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Đặc biệt khi có dấu hiệu đau bụng kéo dài thì cần thăm khám để kịp thời phát hiện và điều trị.
Phòng ngừa và điều trị xoắn buồng trứng như thế nào?
- Phòng ngừa
Hiện nay, nguyên nhân gây ra hiện tượng xoắn buồng trứng vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, thống kê cho thấy các trường hợp bị xoắn buồng trứng hay gặp ở những thời điểm như sau khi đi tàu xe, chạy nhảy, hoạt động mạnh. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh này, chị em cần hạn chế các hoạt động mạnh, chơi các môn thể thao gây mất sức,... Đồng thời, nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời xoắn buồng trứng
- Điều trị
Khi bị xoắn buồng trứng thì chỉ có thể điều trị cấp cứu bằng phẫu thuật. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp mổ nội soi hay mổ mở. Nếu phát hiện bệnh càng sớm thì việc phẫu thuật loại bỏ khối u nang càng trở nên dễ dàng hơn.
Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ tiến hành tháo xoắn u nang để tiên lượng bảo tồn hay cắt bỏ cả buồng trứng bị hoại tử.
+ Với trường hợp xoắn do u nang thì bác sĩ sẽ mổ bóc tách khối u nang hoặc cắt bỏ 1 phần buồng trứng và vẫn giữ lại nang lành. Trường hợp này, người bệnh vẫn giữ được khả năng làm mẹ.
+ Đối với các trường hợp bị nặng hơn, buồng trứng xoắn để lâu đã bị hoại tử thì có thể phải cắt toàn bộ buồng trứng. Trường hợp này chị em sẽ mất khả năng làm mẹ tự nhiên.
+ Với phẫu thuật mổ nội soi, nếu hậu phẫu ổn định thì sau 3 ngày chị em sẽ được xuất viện. Đối với mổ hở, thời gian nằm viện sau mổ thường kéo dài từ 4 - 5 ngày tùy trường hợp.
Trên đây là những chia sẻ về phân biệt đau bụng do xoắn buồng trứng và đau bụng thông thường. Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.