Nhau cài răng lược là một biến chứng trong thai kỳ. Mặc dù không phổ biến nhưng đây là biến chứng mà các bác sĩ sản khoa đặc biệt quan tâm. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết nhau cài răng lược là gì và có nguy hiểm không?
Nhau cài răng lược là gì?
Bánh nhau có vai trò là trạm trung gian trao đổi dinh dưỡng, oxy và máu từ mẹ sang thai nhi và ngược lại. Thông thường, trong quá trình sinh nở, sẽ có sự bong tróc gai nhau khỏi các hồ máu. Từ đó, tạo nên sự bong toàn bộ bánh nhau khỏi thành tử cung và nhau thoát ra ngoài sau đó.
Nhau cài răng lược khi mang thai là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào lớp cơ tử cung. Về mặt mô học có thể thấy do sự thiếu vắng một phần hay toàn bộ màng rụng đáy do gái nhau bám vào cơ tử cung dẫn đến tình trạng nhau thai không tự tróc ra một cách tự nhiên khi sinh nở.
Nhau cài răng lược là gì?
Theo thống kê, trường hợp bị nhau cài răng lược chiếm khoảng 1/ 1.100 ca sinh. Mặc dù không thường gặp nhưng đây là biến chứng nguy hiểm thường phải chỉ định cắt bỏ tử cung.
Các chuyên gia y tế cho biết, tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của bánh nhau mà chia ra làm 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ: Là tình trạng bánh nhau bám và xâm lấn vào niêm mạc tử cung. Trường hợp này chiếm 75% số lượng các ca nhau cài răng lược hiện nay.
- Mức độ trung bình: Bánh nhau bám sâu vào lớp cơ tử cung nhưng chưa xuyên qua các cơ quan lân cận. Trường hợp này chiếm khoảng 15%.
- Mức độ nặng: Bánh nhau ăn xuyên hết lớp cơ, lớp thành nội mạc tử cung và ăn lan đến những cơ quan lân cận như bàng quang và ruột. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất chiếm từ 7 - 10%.
Nhau cài răng lược có nguy hiểm không?
Nhau cài răng lược thường là do thành tử cung - nơi nhau bám bị suy yếu, không đủ dinh dưỡng nên các gai nhau phải tăng cường phát triển. Một nguyên nhân khác là do nhau bám vào phần dưới của thân tử cung, vốn là nơi có lớp cơ mỏng. Hoặc do chị em nạo phá thai nhiều lần khiến cho thành tử cung có vết sẹo, trên người có nhân xơ tử cung.
Theo các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa TPHCM, nhau cài răng lược là biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi. Những trường hợp bị nhau cài răng lược sau khi sinh, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:
- Băng huyết sau sinh là hiện tượng phổ biến nhất. Hơn 50% số trường hợp mắc nhau cài răng lược cần được truyền máu khi sinh.
- Nhau cài răng lược khiến nhau không bong ra được gây hiện tượng sót nhau. Từ đó dễ dẫn đến nhiễm trùng sau sinh.
Nhau cài răng lược gây nhiều nguy hiểm cho thai phụ và em bé
- Nếu nhau cài ăn đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ một phần bằng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được.
- Một số trường hợp phải sanh non do chảy máu kéo dài, đe dọa đến tính mạng của sản phụ.
- Đa phần để xử lý trường hợp nhau cài răng lược, bác sĩ phải tiến hành cắt bỏ tử cung. Khiến chị em không thể sinh con vào những lần sau đó.
Tóm lại, nhau cài răng lược là một biến hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với thai phụ và em bé. Nó là nguyên nhân gây mất máu dẫn đến tử vong sau sinh. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân cần phải truyền máu gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ rò sau mổ.
Nên làm gì khi bị nhau cài răng lược?
Ngày nay, nhau cài răng lược có thể được chẩn đoán sớm thông qua siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Do đó, chị em cần thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm tình trạng này. Trong trường hợp nhẹ, sản phụ sẽ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu. Trường hợp nặng hơn thường phải phẫu thuật.
Chị em cần thăm khám định kỳ để phát hiện sớm tình trạng nhau cài răng lược
+ Nếu sản phụ lớn tuổi, đủ con thì khi quyết định cắt tử cung, bác sĩ sẽ cắt tử cung nguyên khối. Còn đối với sản phụ còn trẻ, chưa đủ con thì bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn tử cung.
+ Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau. Vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn các cơ quan lân cận.
+ Trường hợp nhau cài răng lược ít, có thể chỉ định sinh mổ, cố gắng lấy phần nhau bong ra được. Phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt.
Tuy nhiên, quá trình mổ sinh nhau cài răng lược vô cùng phức tạp và nguy hiểm, đòi hỏi kỹ thuật tay nghề của bác sĩ ngoại khoa phải cao. Chính vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe và tính mạng của mẹ và em bé, chị em nên tiến hành sinh nở ở những địa chỉ uy tín, chất lượng.
Trên đây là những chia sẻ về nhau cài răng lược là gì và có nguy hiểm không? Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.