Ốm nghén là triệu chứng bình thường trong thai kỳ, nhất là ở giai đoạn đầu mang thai. Tuy nhiên, đối với những chị em lần đầu mang thai rất tò mò và muốn biết những biểu hiện ốm nghén của thai kỳ. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như biểu hiện ốm nghén là gì? có ảnh hưởng đến thai nhi không? Ốm nghén nặng có cách chữa trị không? Để có thể giải đáp những thắc mắc này, chị em hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Thời gian xuất hiện triệu chứng ốm nghén?
Ốm nghén có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay trước khi mẹ có các triệu chứng khác như dừng kinh nguyệt, mệt mỏi hay thay đổi khẩu vị. Ngay từ tuần thứ 4 cho đến tuần thứ 6 của thai kỳ, cơ thể mẹ đã biểu hiện ốm nghén.
Không thể dự đoán trước cơn ốm nghén sẽ kéo dài bao lâu vì tùy vào sức khỏe mỗi người. Nhưng thông thường ốm nghén sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Có những cơn ốm nghén kéo dài đến hết thai kỳ. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xuất hiện ở một số bà mẹ có cơ địa quá nhạy cảm.
Khi nào bà bầu có biểu hiện ốm nghén?
Những biểu hiện ốm nghén khi mang thai
Một số nghiên cứu cho thấy, mẹ ốm nghén là dấu hiệu thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, bé đang tự mình lấy những dưỡng chất cần thiết từ mẹ. Tuy nhiên, các bà mẹ nên nắm được những biểu hiện ốm nghén để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Ốm nghén bình thường sẽ có những biểu hiện như:
-
Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
-
Đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa nhưng không diễn ra thường xuyên.
-
Cảm giác buồn nôn đến rồi đi nhanh, buồn nôn không liên tục nên vẫn có thời gian nghỉ ngơi.
-
Không phải mọi thức ăn, uống vào đều nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít.
-
Thỉnh thoảng nôn nên không làm cơ thể mất nước trầm trọng.
Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì biểu hiện này có thể trầm trọng hơn. Cụ thể là:
-
Cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gina.
-
Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.
-
Cảm giác buồn nôn xuất hiện cả ngày lẫn đêm, hầu như không được nghỉ ngơi.
-
Nôn đến nỗi mọi thứ ăn uống vào đều nôn ra hết, không giữ lại được gì.
-
Đau đầu, chóng mặt.
-
Mất nước, sụt cân.
-
Nhiều chị em chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại.
Một số bà bầu có biểu hiện ốm nghén nặng
Cách chữa ốm nghén cho bà bầu hiệu quả
Hiện nay, có nhiều cách chữa và làm giảm triệu chứng ốm nghén cho bà bầu. Các phương pháp này chủ yếu nhấn mạnh vào 2 yếu tố là giúp mẹ thư giãn tinh thần và cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.
Cách chữa biểu hiện ốm nghén phổ biến nhất là:
-
Hãy kiên nhẫn vì ốm nghén chỉ kéo dài trong vài tháng đầu thai kỳ. Vượt qua được giai đoạn này bạn sẽ thoải mái hơn.
-
Đừng ép mình ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc. Hãy lựa chọn món ăn phù hợp và yêu thích trong những thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích dành cho bà bầu.
-
Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…Thay vào đó, nên ăn những loại thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm mát lạnh như sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa của bạn trong thai kỳ.
-
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói.
-
Mỗi sáng thức dậy, mẹ hãy bắt đầu bằng một cốc trà gừng, trà chanh, bạc hà hoặc các loại trái cây hỗ trợ tiêu hóa như dứa và chuối.
-
Các mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn, đi lại nhiều, tập những bài tập đơn giãn. Nó sẽ giúp lứu thông tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất đến bé tốt hơn.
-
Nên ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước để bù vào phần nước bị mất do những lần nôn mửa.
-
Chọn gối khi ngủ hay tư thế khi nằm cũng rất quan trọng để giúp mẹ vượt qua cơn ốm nghén. Mẹ nên chọn các loại gối mềm mại, có điểm tựa để khi mệt mỏi mất sức mẹ có thể dựa vào một cách thoải mái. Khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông một cách tốt nhất.
Khi nào biểu hiện ốm nghén cần được cảnh giác?
Đối với những bà bầu bị ốm nghén nặng, không ăn uống được gì thì tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi. Trong những trường hợp bà bầu bị nôn mửa quá nhiều không thể hấp thu các dưỡng chất khác thì các bác sĩ sẽ bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn và làm tăng hiệu quả của việc hấp thu chất sắt, các vitamin khác.
Có khoảng 1-3% phụ nữ sẽ gặp phải chứng ốm nghén nặng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ phải kê đơn các loại thuốc chống nôn. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh sử dụng thuốc, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Nếu có điều gì thắc mắc hãy nhấp vào khung chat bên dưới để được giải đáp ngay.
B.S