Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai phổ biến từ xưa đến nay. Tuy nhiên, khi lựa chọn biện pháp này nhiều chị em còn e ngại không biết biện pháp tránh thai đặt vòng có an toàn không? Vì có vài trường hợp, đã đặt vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn. Vậy biện pháp này có thật sự an toàn hay không? hãy tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

Đặt vòng tránh thai có thật sự an toàn không?

Các chuyên gia y tế cho biết, vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa, nhiều năm trước có hình tròn nên được gọi là vòng. Cách gọi khác của biện pháp này là dụng cụ tránh thai hay dụng cụ tử cung. Bởi nó có hình chữ T hoặc S, được dùng để đặt vào tử cung phụ nữ, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng, tạo ra hiệu quả tránh thai.

 Vòng tránh thai được đặt vào buồng tử cung. Tại đây sẽ diễn ra những thay đổi về mặt sinh hóa, nội mạc tử cung tiết dịch làm hormone prostaglandin tăng lên, do đó, tinh trùng không thể đến tử cung, ngăn cản sự thụ tinh.

bien-phap-tranh-thai-dat-vong-co-an-toan-khon

Đặt vòng tránh thai có an toàn không?

Ngoài ra, vòng tránh thai còn chứa thuốc như đồng hoặc progesterone ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và sống sót của tinh trùng khiến sự thụ tinh không diễn ra.

Phương pháp này tránh thai khá hiệu quả và an toàn, thường đạt trên 95%, hiệu quả trên 5 năm, không ảnh hưởng đến quá trình quan hệ tình dục của vợ chồng.

Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ hoặc mang thai ngoài ý muốn khi đã đặt vòng tránh thai.

Vì sao đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai?

Các bác sĩ chuyên khoa sản chia sẻ, thực tế không hiếm trường hợp đã dùng biện pháp tránh thai đặt vòng rồi mà vẫn có thai và sinh con bình thường.

Lý do là tỷ lệ thành công khi đặt vòng tránh thai không tuyệt đối. Nhiều chị em sau khi đặt vòng thường chủ quan không đi khám sức khỏe, do nghĩ rằng đã đặt vòng thì sẽ không thể có bầu nên cứ “thả” thoải mái.

Thực tế, nhiều trường hợp bị lệch vòng, tuột vòng, dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Để ngăn ngừa tình trạng này, sau khi đặt vòng, nếu thấy xuất hiện triệu chứng rong kinh, ra huyết bất thường, đau bụng dưới, bị ra huyết trắng quá nhiều hoặc bỗng nhiên có kinh nguyệt nhiều hơn những tháng khác thì có thể vòng tránh thai đã bị lệch, cần đi khám ngay.

Ngoài ra, sau đặt vòng, chị em cần tuân thủ đúng lịch khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần để xác định vòng có còn nằm đúng vị trí hay không.

Ưu và nhược điểm của biện pháp tránh thai đặt vòng

  • Ưu điểm của đặt vòng tránh thai

+ Hiệu quả đặt vòng tránh thai cao: Nếu đặt vòng tránh thai đúng cách thì hiệu quả ngừa thai có thể lên đến 99%.

+ Giảm lượng máu mất khi hành kinh: Sử dụng vòng tránh thai sẽ làm giảm lượng máu mất khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

+ Giảm đau bụng kinh: Vòng tránh thai ngoài khả năng tránh thai thì còn có thể giảm triệu chứng đau bụng kinh, giúp chị em phụ nữ thoải mái, dễ chịu hơn.

+ Giảm sự xuất hiện u xơ tử cung: Theo kinh nghiệm được phổ biến thì phụ nữ sử dụng vòng tránh thai ít có nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung.

+ Thời gian tránh thai kéo dài: Từ 5 – 6 năm và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

+ Không ảnh hưởng đến quá trình quan hệ tình dục và khoái cảm.

+ An toàn đối với những phụ nữ trong giai đoạn cho con bú.

+ Ít tốn kém, dễ sử dụng và không mang lại cảm giác có vật lạ trong người.

 

TIN LIÊN QUAN

 

bien-phap-tranh-thai-dat-vong-co-an-toan-khon

Đặt vòng tránh thai có ưu và nhược điểm gì?

  • Nhược điểm

+ Đặt vòng tránh thai chống chỉ định với những chị em chưa từng sinh đẻ, người đang mang thai hoặc mắc các bệnh phụ khoa.

+ Vòng tránh thai gây ra việc rong huyết khi mới đặt vòng và một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nổi mụn trứng cá.

+ Những người bị dị ứng với đồng hoặc với thành phần kết cấu tạo nên vòng tránh thai thì không sử dụng biện pháp này.

Lời khuyên

Để đảm bảo an toàn nhất thì tốt nhất chị em nên thực hiện đặt vòng tránh thai tại các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc các phòng khám phụ khoa uy tín. Được đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và đặt vòng tránh thai.

Sau khi đặt vòng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa, đồng thời phải tái khám đúng lịch để kiểm tra vòng thường xuyên. Khi muốn mang thai trở lại hay có dấu hiệu mang thai thì có thể tháo vào ra.

Nếu còn điều gì thắc mắc về vòng tránh thai thì hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được các chuyên y tế hỗ trợ tư vấn thêm.

B.S