Mang thai là một điều thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào. Lần đầu mang thai, nhiều chị em sẽ tò mò không biết thai mấy tuần thì vào tử cung? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, chị em hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Rất nhiều chị em sau khi thử que thấy 2 vạch và đi siêu âm thì không thấy thai trong tử cung. Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo lắng. Bởi thực chất, thai nhi sau khi hình thành cũng cần có thời gian để tạo thành hợp tử và di chuyển vào tử cung. Vậy thai bao lâu thì vào tử cung?

Theo các chuyên gia y tế, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ mất khoảng 6 - 9 ngày để bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung của người mẹ. Quá trình này cần từ 7 - 10 ngày để hoàn thành. Như vậy, tuy đã vào tử cung từ rất lâu nhưng trứng vẫn cần thời gian để phôi thai dính rễ và bám vào thành tử cung nhằm chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo.

thai-may-tuan-thi-vao-tu-cung

Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Tuy nhiên, điều này chỉ là về mặt lý thuyết. Trong thực tế, tùy thuộc vào sức khỏe của người mẹ mà thời điểm thai vào tử cung có thể sớm hoặc chậm hơn một chút. Trung bình, quá trình cấy thai vào tử cung sẽ mất khoảng 9 ngày. Nhưng cũng có những trường hợp phải mất từ 12 - 14 ngày thai mới di chuyển vào tử cung của mẹ.

Bên cạnh đó, vì rất khó xác định ngày rụng trứng nên hầu hết các bác sĩ sẽ tính tuổi thai dựa trên ngày kinh cuối cùng. Cách tính này có thể dao động từ 1 - 2 tuần. Do đó, sẽ có những trường hợp mang thai 4 - 5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.

Như vậy, thai vào tử cung khi nào? không có một con số cụ thể. Vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong trường hợp siêu âm chưa thấy túi thai thì chị em nên đợi thêm một thời gian rồi tiếp tục tiến hành siêu âm lại.

Những dấu hiệu thai đã vào tử cung

Siêu âm là cách tốt nhất để xác định thai đã vào tử cung hay chưa. Tuy nhiên, ngoài cách này thì chị em cũng có thể nhận biết bằng những triệu chứng dưới đây:

- Ngực căng và đau

Tình trạng ngực căng, đau là một trong những dấu hiệu sớm nhất nhận biết thai đã vào tử cung. Tuy nhiên, có nhiều chị em cũng bị đau và căng ngực vào thời điểm rụng trứng. Nhưng nếu như cảm nhận được sự thay đổi của ngực vào ngày thứ 7 từ khi bị trễ kinh thì xác suất thai đã vào tử cung là rất cao.

thai-may-tuan-thi-vao-tu-cung

Những dấu hiệu thai đã vào tử cung

- Mệt mỏi liên tục

Trong vòng 6 -12 ngày sau khi thụ tinh, phôi thai sẽ báo hiệu tuyến yên tắt chu kỳ kinh nguyệt và tiết ra hormone HCG. Nồng độ hormone cao để giúp thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột này sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi.

- Chảy máu

Khi phôi thai bám vào tử cung để làm tổ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc tử cung rất giàu dinh dưỡng và máu. Tùy theo cơ thể của mỗi phụ nữ mà hiện tượng máu báo sẽ khác nhau.

- Chuột rút

Khi thai đã vào tử cung, cơ thể mẹ sẽ phải đón nhận những cơn chuột rút nhẹ ở vùng lưng hoặc bụng dưới. Hiện tượng này chỉ kéo dài 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và trầm trọng thì có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp này chị em cần đến bệnh viện kiểm tra.

- Nóng bừng mặt

Cơn nóng bừng mặt khiến chị em đỏ mặt, đổ mồ hôi có thể kéo dài đến gần 1 giờ đồng hồ là một dấu hiệu cho thấy thai đã làm tổ trong tử cung.

Những điều cần lưu ý khi thai mới vào tử cung

Trong giai đoạn này, thai nhi còn rất nhỏ và chưa ổn định. Do đó rất dễ tác động bởi môi trường bên ngoài, các vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con, bà bầu cần lưu ý:

- Nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu đang phải chịu đựng những cơn ốm nghén thì mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn.

thai-may-tuan-thi-vao-tu-cung

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai

- Trong suốt quá trình mang thai, chị em cần uống khoảng 1,5 - 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Đồng thời bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi và chất sắt.

- Cần hạn chế những thực phẩm quá mặn, nhiều muối hay đồ ăn cay nóng, chất kích thích, thức ăn nhanh có chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho em bé.

- Bên cạnh đó cần tránh xa các loại thực phẩm như rau răm, ngải cứu, thơm, nước dừa trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì những thực phẩm này có hoạt chất khiến tử cung co bóp.

- Chị em cũng nên có chế độ sinh hoạt hợp lý. Nên đi ngủ sớm hơn bình thường để giảm thiểu mệt mỏi. Hạn chế vận động mạnh.

- Không quan hệ tình dục nếu có triệu chứng dọa sảy thai, chảy máu âm đạo nhiều, có tiền sử sinh non, có các bất thường về nước ối, nhau thai,...

- Thăm khám thai định kỳ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ về thai mấy tuần thì vào tử cung? Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.