Nghe được tim thai, biết con mình đang dần lớn lên trong bụng là niềm hạnh phúc bất tận của người phụ nữ. Đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. Vậy thai bao nhiêu tuần thì có tim thai? Chị em có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

Tim thai là gì?

Cũng giống như người lớn, tim thai nhi là cơ quan hoạt động không ngừng nghỉ để nuôi máu đi cơ thể mỗi ngày.

Người ta có thể căn cứ vào nhịp tim thai mà xác định em bé có khỏe mạnh hay không. Thông thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 120 - 160 lần/ phút. Khi em bé cựa quậy nhiều thì tim thai có thể đập nhanh đến 180 lần/ phút. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này thì chị em cần phải được thăm khám, theo dõi cẩn thận. Bởi có thể là do người mẹ mắc bệnh hoặc do thai nhi có vấn đề về tim mạch. Tim thai nhi đập chậm cũng gây nguy hiểm, bởi đó có thể là dấu hiệu của suy thai. Đặc biệt, khi nhịp tim đập chậm, chỉ 80 lần/ phút thì cần phải đi cấp cứu ngay.

thai-bao-nhieu-tuan-thi-co-tim-thai

Tim thai là gì?

Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng, tim của thai nhi cũng là một dấu hiệu nhận biết giới tính của bé. Theo đó, nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút thì sẽ là bé trai. Nếu trên 140 nhịp/ phút thì sẽ là bé gái.

Thai bao nhiêu tuần thì có tim thai?

Thai mấy tuần thì có tim thai? là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu. Theo các chuyên gia y tế, tim thai đã bắt đầu hình thành từ ngày thứ 16 của thai kỳ. Lúc này, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim.

Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm 1 mm và tim thai nhi cũng đã đi vào hoạt động. Mặc dù lúc này thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay. Đến tuần thứ 5, chiều dài của phôi thai là 1,25 mm. Phôi đã hình thành nhiều tế bào. Cuối tuần 5, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên bề mặt não trước. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành tim của bé.

Đến tuần thứ 7, tim thai lớn dần và phát đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thứ 11 và đến khoảng tuần thứ 12 thì gần như tim đã hoàn thiện. Đến tuần thứ 14 thì tim đập rõ ràng hơn. Đặc biệt ở tuần thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với khoảng 24 lít/ ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé.

Tuy nhiên, ngay từ tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp bà bầu nghe được tim thai nhờ vào kỹ thuật siêu âm tim thai hiện đại. Theo đó, kỹ thuật này có thể phát hiện chính xác dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ lên đến 99%. Cũng có một số trường hợp, đến khoảng tuần 8 - 10 của thai kỳ mới nghe được tim thai.

Làm thế nào để tim của thai nhi khỏe mạnh?

Sự hình thành và phát triển của thai nhi là một quá trình phức tạp. Bất kỳ điều gì cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Vì vậy, để trái tim của thai phát triển cũng như các bộ phận khác được khỏe mạnh, trong quá trình mang thai, chị em cần bổ sung đầy đủ axit béo omega - 3, vitamin và các khoáng chất cần thiết.

- Ngay từ khi tim thai nhi phát triển, chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như canxi và photpho để hỗ trợ hình thành các mô của tim thai. Các chất này có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu, thịt cua,...

thai-bao-nhieu-tuan-thi-co-tim-thai

Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu

- Nên bổ sung thiamin - hay còn gọi là vitamin B1 được chiết xuất từ cám gạo. Đây là khoáng chất vô cùng cần thiết, giữ vai trò hàng đầu giúp dẫn truyền xung động thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) và hệ thần kinh ngoại biên (mạng lưới thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ương với cơ và các nội tạng). Vai trò của thiamin cũng rất quan trọng trong chức năng của cơ, tim và trí nhớ. Chính vì thế, mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày.

- Kích thước tim người trung bình tương đương 1 bàn tay. Tuy nhiên, khi mang thai thì chị em thường có tim lớn hơn nhiều, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai. Vì vậy, để đảm bảo em bé vẫn khỏe mạnh, thai phụ cần hạn chế một số thực phẩm như cà phê, thức ăn mặn, đồ ăn chứa nhiều giàu mỡ, dư thừa cholesterol,...

- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên vận động, tập thể dục phù hợp để giúp máu lưu thông, tốt cho tim của bé.

- Thăm khám thai định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng trong quá trình mang thai.

Trên đây là những chia sẻ về thai bao nhiêu tuần thì có tim thai? Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.