Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ thường gặp tình trạng phù chân tay khi mang thai. Đây là hiện tượng bình thường nhưng rất nhiều thai phụ lo lắng rằng phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Tuy nhiên, bị phù khi mang thai là dấu hiệu ban đầu của tiền sản giật. Vậy nguyên nhân và cách chữa phù chân khi mang thai như thế nào? hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân phù chân khi mang thai

Thai phụ gặp tình trạng bị phù khi mang là do một số nguyên nhân sau:

  • Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây bị phù chân tay khi mang thai là do sự cản trở máu về tim. Khi mang thai, càng về cuối giai đoạn thai kỳ thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên sức ép khá lớn lên các tĩnh mạch. Khiến cho máu khó chảy về tim. Thai phụ ho nhiều và ho kéo dài trong các bệnh phổi mãn tính. Táo bón thường xuyên , dư cân, béo phì và sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho giãn thành tĩnh mạch. Góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và khiến máu khó về tim.
  • Giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng tay chân: thai phụ đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài.
  • Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa TPHCM cho biết, nhiệt độ, thời tiết và các hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến chân của thai phụ.

Nguyên nhân phù chân khi mang thai

Bị phù khi mang thai là do máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân và tay, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù chân tay khi mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời càng đến ngày sinh thì thai phụ sẽ gặp tình trạng phù chân khi mang thai sẽ phù nhiều hơn.

Cách chữa phù chân khi mang thai

Phù chân tay khi mang thai không nguy hiểm nhưng sẽ làm hạn chế một số hoạt động của thai phụ. Để có cách phòng tránh phù chân khi mang thai và cách chữa chữa phù chân khi mang thai. Nên tham khảo một số điều sau:

  • Khi mang thai, thai phụ nên đảm bảo cũng cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày, thai phụ nên cũng cấp đủ lượng thực có nguồn protein chất lượng cao. Nên cung cấp thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vậy và các loại đậu… Thai phụ nên tránh để cơ thể thiếu sắt, nên bổ sung gan động vật 2 – 3 lần/tuần để bổ sung chất sắt.
  • Nên hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi gặp tình trạng phù tay chân khi mang thai nên chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (gạo nếp,, khoai lang, hành tây, khoai tây…) để tránh tình trạng khiến thai phụ đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng tình trạng phù chân khi mang thai.
  • Để có thể làm giảm bớt các áp lực lên tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là biện pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân khi mang thai hiệu quả.

Cách chữa phù chân khi mang thai

  • Thai phụ không nên nhịn đi vệ sinh vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
  • Không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể dồn hết xuống phần chân làm cho thai phụ càng thêm nhức nhối, đau mỏi chân. Nếu đặc thù công việc phải ngồi lâu, nên dành thời gian để giải lao bằng cách co duỗi chân thường xuyên giúp máu được lưu thông.
  • Thai phụ không nên xếp hoặc bắt chéo chân. Vì các tư thế có thể ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống chân.
  • Càng về cuối thai kỳ, chân của thai phụ sẽ thường xuyên bị mỏi chân và đau hơn. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước âm pha chút muối.
  • Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối giúp cho quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề nguyên nhân và cách chữa phù chân khi mang thai. Nếu có những vấn đề thắc mắc hãy bấm vào khung chat bên dưới để được tư vấn trực tiếp.