Mang thai đôi có nghĩa là niềm vui được nhân lên gấp bội. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mang thai cùng trứng và cùng chung nhau thai thì còn tiềm ẩn nguy cơ truyền máu song thai. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết hội chứng truyền máu song thai và những điều cần biết.

Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Hội chứng truyền máu song thai (Twin to Twin Transfusion Syndrome - TTTS) là một biến chứng trước khi sinh vô cùng nguy hiểm. Hội chứng này chỉ xảy ra trong trường hợp song sinh cùng trứng có chung nhau thai và thường diễn ra vào tam cá nguyệt thứ hai. Theo Hiệp hội truyền máu song thai tại Mỹ, có khoảng 15% các ca song sinh cùng trứng mắc phải hội chứng này.

hoi-chung-truyen-mau-song-thai-va-nhung-dieu-can-biet

Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Nguyên nhân của hội chứng truyền máu song thai đa phần là do một mạch máu bất thường trong nhau thai nối trực tiếp thai này đến thai kia. Một thai sử dụng phần lớn năng lượng của mình để bơm máu không chỉ đi khắp cơ thể chính nó mà còn khắp cơ thể của thai còn lại. Ngoài ra, cũng còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ.

Dấu hiệu của truyền máu thai nhi là bụng lớn nhanh, quần áo nhanh chật, khó thở. Tuy nhiên, hội chứng này thường được phát hiện bằng siêu âm thai trong giai đoạn từ tuần 16 đến tuần thứ 22.

Truyền máu song thai có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cảnh báo, truyền máu song thai tuy là hiện tượng hiếm gặp (15%) nhưng lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Cụ thể:

- Thai cho chậm phát triển

Truyền máu song thai thường dẫn đến sự bất thường và chênh lệch cân nặng giữa 2 thai. Nếu sự chênh lệch cân nặng trên 25% thì dễ dẫn đến tình trạng gia tăng nguy cơ suy hô hấp, co giật, nhiễm khuẩn. Đối với thai nhi cho máu sẽ bị giảm thể tích tuần hoàn và hậu quả là thiếu ối, chậm tăng trưởng. Khi lượng nước ối giảm hết sẽ khiến cho thai nhi bị bọc sát vào trong màng ối. Điều này khiến thai nhi dính vào thành tử cung và không thể cử động cũng như thay đổi tư thế được.

hoi-chung-truyen-mau-song-thai-va-nhung-dieu-can-biet

Truyền máu song thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

- Thai nhận dễ bị suy tim

Không chỉ ảnh hưởng đến thai cho máu mà thai nhận máu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với thai nhi được nhận máu sẽ có đa niệu, bàng quang căng to, đa ối, phù nề hay suy tim,... Nguyên nhân là do thể tích tuần hoàn tăng vượt mức.

- Sinh non, tử vong

Hầu hết các trường hợp hội chứng truyền máu nhau thai đều gây sinh non. Ngay cả khi được phát hiện và điều trị thì khả năng tử vong thai nhi và tử vong sơ sinh vẫn rất cao, chiếm từ 40 - 60 %.

+ Nếu hội chứng này xuất hiện trước tuần 20 của thai kỳ, thai nhi tử vong gần như 100 %.

+ Nếu hội chứng xuất hiện trước tuần thứ 26 thì khả năng gây tử vong cho thai nhi là 80 - 90%. Hoặc gây nên những tổn thương trầm trọng như: tổn thương thần kinh, di chứng tổn thương não, hoại tử trắng quanh não thất,...

+ Nếu hội chứng này xuất hiện sau tuần thứ 26 của thai kỳ thì thai nhi thường có cơ hội sống và ít bị tổn thương hơn.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ

Khi mắc phải hội chứng này, bụng thai phụ thường to, tử cung lớn nên dễ bị ảnh hưởng đến tử cung sau sinh. Điều này có thể gây băng huyết. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Thậm chí gây tử vong vì mất nhiều máu.

Làm gì khi bị truyền máu song thai?

Truyền máu song thai rất nguy hiểm. Chính vì vậy ngay khi có những dấu hiệu của hội chứng này, mẹ bầu cần phải đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được hỗ trợ điều trị kịp thời.

hoi-chung-truyen-mau-song-thai-va-nhung-dieu-can-biet

Chị em cần thăm khám ngay khi có những dấu hiệu truyền máu song thai

Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất sắt. Không nên căng thẳng, mệt mỏi mà ảnh hưởng đến sức khỏe.

Truyền máu song thai có chữa được không?

Nguồn gốc chính của hội chứng này là do sự thông nối mạch máu giữa hai thai và người ta sẽ dựa vào cơ chế này để điều trị. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, truyền máu song thai vẫn chưa có phương pháp điều trị tối ưu. Tùy theo mức độ và tình hình sức khỏe của thai, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng mẹ bầu cần phải lưu ý là tỉ lệ thành công cũng chỉ là 80%.

- Nếu phát hiện ở tuần thứ 22 của thai kỳ, bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi để tách và ngăn chặn mạch máu nối hai thai nhi lại với nhau.

- Đối với thai ở hai tháng sau đó tới tuần thứ 32, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ chủ động để đưa hai bé ra và khi đó giữa 2 trẻ vẫn có sự chênh lệch lớn về cân nặng.

Trên đây là những chia sẻ về hội chứng truyền máu song thai và những điều cần biết. Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.