Nhiễm trùng đường tiểu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do niệu đạo ngắn hơn nên vi khuẩn di chuyển tới bàng quang nhanh hơn. Vậy nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ khi mang thai có sao không? Chị em hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là gì?

Theo các chuyên gia, đường tiểu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thông thường nước tiểu vô trùng. Nhờ cấu tạo đặc biệt ở bàng quang gắn vào thành bàng quang có tác dụng như van chống trào ngược ngăn cản nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Khi vi khuẩn vào lỗ tiểu và nhân lên trong nước tiểu hoặc "định cư" ở đây sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu.

Phụ nữ có thai là đối tượng dễ mắc nhiễm khuẩn đường tiểu nhất. Bởi nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến bộ máy tiết niệu có sự thay đổi. Hay do tử cung bị nghiêng, đè nén lên niệu quản và thận, ứ đọng nước thận gây viêm thận. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

nhiem-trung-duong-tieu-o-phu-nu-khi-mang-thai-co-sao-khong

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu có 3 dạng, bao gồm:

- Viêm bàng quang: Đây là loại nhiễm trùng đường tiểu hay gặp nhất.

- Viêm thận - bể thận cấp: Có thể nguyên nhân do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ máu.

- Viêm niệu đạo: Đây là dạng viêm hoặc nhiễm trùng ở niệu đạo.

Những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai cũng có những dấu hiệu giống với nhiễm trùng đường tiểu ở các đối tượng khác. Cụ thể là:

- Đau khi đi tiểu

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Chị em có thể cảm thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Thậm chí có một số chị em sợ cảm giác đi tiểu mà cố gắng nhịn. Điều này vô tình lại khiến bệnh nặng thêm.

- Buồn tiểu thường xuyên

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, chị em sẽ cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn trước kia. Thậm chí ngay cả khi đang ngủ rất say, chị em cũng cảm giác buồn tiểu.

- Lượng nước tiểu ít

Một dấu hiệu cho thấy chị em bị nhiễm trùng đường tiểu nữa là lượng nước tiểu ra ít. Điều này không liên quan đến tình trạng hay mức độ bệnh mà là do chị em phải đi tiểu liên tục nên lượng nước tiểu không nhiều như mọi khi.

nhiem-trung-duong-tieu-o-phu-nu-khi-mang-thai-co-sao-khong

Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

- Nước tiểu đục, kèm theo máu hoặc có mùi

Khi nhận thấy dấu hiệu nước tiểu đục, kèm theo máu hoặc có mùi khai khủng khiếp thì chị em cần đi thăm khám sớm. Bởi có thể chị em đã bị nhiễm trùng đường tiểu.

- Đau bụng và sốt

Triệu chứng này mặc dù không phổ biến nhưng cũng là một dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt khi xuất hiện triệu chứng này, đặc biệt là sốt thì có thể bệnh đang tiến triển nhanh và xấu đi.

Có thai bị nhiễm trùng đường tiểu có sao không?

Có thai bị nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? là thắc mắc của rất nhiều chị em. Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa TPHCM, nhiễm trùng đường tiểu có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào các dạng viêm nhiễm.

- Thể nhiễm khuẩn

Ở thể này chị em thường không có triệu chứng mà chỉ có thể dựa vào xét nghiệm lâm sàng để xác định. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu ở thể này thì có thể khiến thai phụ sinh non hoặc thai nhi không phát triển tốt trong tử cung.

nhiem-trung-duong-tieu-o-phu-nu-khi-mang-thai-co-sao-khong

Bị nhiễm trùng đường tiểu chị em cần thăm khám sớm

- Thể viêm bàng quang

Nhiễm trùng đường tiểu do viêm bàng quang gây ra thường khiến chị em mệt mỏi khó chịu. Ngoài ra, nó có thể khiến cho thai nhi chậm tăng trưởng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

- Thể viêm bể thận

Thai phụ trong trường hợp này cần phải được cấp cứu ngay lập tức. Nếu không kịp sẽ bị viêm thận - bể thận cấp. Từ đó gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Bà bầu thường suy nhược cơ thể, suy tuần hoàn và dễ dẫn đến sinh non. Nghiêm trọng hơn có thể khiến thai nhi chết lưu hoặc bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Lời khuyên: Bà bầu nên chú ý đến sự thay đổi cơ thể, nên thăm khám thường xuyên. Đặc biệt mỗi lần đi khám thai chị em nên kiểm tra nước tiểu. Hoặc khi có cảm giác đái dắt, tiểu buốt, mệt mỏi, sốt,... thì cần nhanh chóng thăm khám tại những địa chỉ uy tín, chất lượng để tìm ra nguyên nhân. Dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh âm hộ sạch sẽ. Không nhịn tiểu, không ăn đồ quá mặn. Đồng thời nên uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

Trên đây là những chia sẻ về nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ khi mang thai có sao không? Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.