Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể phát hiện bệnh lý thông qua các chỉ số khi phân tích kết quả xét nghiệm nước tiểu. Hôm nay, các chuyên gia tại phòng khám Đa khoa TPHCM sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc " Xét nghiệm nước tiểu và những điều quan trọng bạn cần lưu ý".

xet-nghiem-nuoc-tieu

Xét nghiệm nước tiểu và những điều quan trọng bạn cần lưu ý

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa quan trọng đến sức khỏe mỗi người, do đó, chúng ta cần trang bị những kiến thức căn bản về sức khỏe để có thể tự mình bảo vệ sức khỏe bản thân.

1. Xét nghiệm nước tiểu là gì

Nước tiểu chứa hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể và tiết ra từ thận. Thông qua hình ảnh xét nghiệm nước tiểu, các chuyên gia có thể phán đoán được chế độ ăn uống, sinh hoạt và hiệu quả làm việc của thận ở mức độ nào.

Nếu biết cách quan sát nước tiểu, chúng ta có thể tự mình phát hiện được các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Xét nghiệm nước tiểu hay còn gọi là xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là phương pháp giúp kiểm tra các thành phần khác nhau có trong nước tiểu.

Dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu như màu, độ trong, mùi, trọng lượng riêng, độ pH,chất đạm, glucose,… mà bác sĩ có thể chuẩn đoán ra bệnh lý mà người bệnh mắc phải.

xet-nghiem-nuoc-tieu

2. Ý nghĩa của việc xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay được thực hiện với mục đích nhằm:

  • Đánh giá sức khỏe tổng quát của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ đang nghi ngờ mình mang thai và thai nhi,…

  • Kiểm tra và sàng lọc để sớm phát hiện các bệnh lý về gan, thận, cao huyết áp, đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường…

  • Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của người bệnh để từ đó đánh giá được hiệu quả điều trị, đồng thời theo dõi tiến triển của bệnh lý từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho quá trình điều trị

xet-nghiem-nuoc-tieu

3. Các thông số quan trọng trong xét nghiệm nước tiểu

Sau khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích ý nghĩa của các thông số có trong nước tiểu để kiểm tra tình trạng sức khỏe cá nhân cũng như hỗ trợ cho việc chuẩn đoán bệnh lý.

Bình thường sẽ có 10 thông số nước tiểu cần phân tích sau khi xét nghiệm nước tiểu, cụ thể là:

  • Glucose ( GLU): là một loại đường chỉ có trong máu những người bệnh đái tháo đường hoặc phụ nữ mang thai. Nếu lượng đường này xuất hiện trong nước tiểu và chỉ số GLU vượt quá 0.84mmol/L  thì đồng nghĩa với sức khỏe người làm xét nghiệm có vấn đề.

  • Billirubin (BLU): được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu thông qua phân nhưng nếu BLU xuất hiện trong nước tiểu thì chứng tỏ nguy cơ gan hoặc túi mật người bệnh bị nghẽn là khá cao.

  • Kentone (KET): là thông số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi, nếu KET có trong nước tiểu thì có thể thai phụ đang trong tình trạng thiếu chất, cơ thể suy nhược.

  • Tỉ trọng ( Specific Gravity – SG): người bình thường có chỉ số tỉ trọng là 1.015 -1.025, nếu lượng nước tiểu bình thường nhưng SG giảm thì là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, còn lượng nước tiểu và SG cùng tăng thì là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Còn nếu SG giảm trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của suy thận mạn tính.

  • Hồng cầu ( Blood – BLD): lượng hồng cầu xuất hiện trong xét nghiệm nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương bàng quang, niệu đạo,…

  • Độ pH: là phương pháp kiểm tra tính axit hoặc kiềm trong nước tiểu. Đối với người bình thường, độ pH sẽ nằm từ 4.8 -7.4. Nếu pH = 9 thì chứng tỏ nước tiểu có tính kiềm mạnh, dễ hình thanh sỏi tiết niệu, gây cản quang và pH = 4 thì nước tiểu có tính xait mạnh gây kết tủa sỏi nhưng không cản quang.

  • Protein ( PRO – Đạm): thông thường đạm không có trong nước tiểu, chỉ trong trường hợp người bệnh bị sốt, người tập luyện thể thao nặng, phụ nữ mang thai hay mắc một số bệnh lý mới có thể gây ra hiện tượng chất đạm có trong nước tiểu.

  • Urobilinogen ( UBG): kết quả xét nghiệm nước tiểu có chứa UBG thì nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, viêm gan, tắc nghẽn túi mật ở bệnh nhân là rất cao, bởi vì thông thường UBG sẽ được đào thải ra ngoài qua phân chứ không có trong nước tiểu.

  • Nitrite ( NIT): nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu là âm tính thì cho thấy cơ thể bạn bình thường, còn nếu kết quả dương tính thì bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Bạch cầu ( Tế bào bạch cầu ): ở người bình thường, kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ không có bạch cầu, còn nếu nước tiểu có chứa bạch cầu thì thai phụ có thể bị nhiễm nấm hoặc khuẩn có hại.

Để sớm phát hiện và có phương pháp xử lý kịp thời, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như phòng khám Đa khoa TPHCM để làm xét nghiệm nước tiểu hay thực hiện các kiểm tra cần thiết để xác định bệnh lý.

Nếu còn bất cứ vấn đề hay thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, bạn đọc có thể nhấp vào khung chat dưới đây để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé.

LI