Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi đối tượng và phong phú về độ tuổi. Mặc dù được coi là bệnh lành tính nhưng thủy đậu cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không? Chị em hãy tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

Dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Bệnh này chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Phụ nữ có thai dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh.

ba-bau-bi-thuy-dau-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Các dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai

Theo các chuyên gia, sau khi virus xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh khoảng 10 - 20 ngày thì mới phát triệu chứng. Bà bầu bị thủy đậu cũng có các triệu chứng bệnh giống với người bình thường. Cụ thể là:

- Đau đầu, mệt mỏi

Khi khởi phát, chị em có thể có biểu hiện sốt khá cao từ 38 - 39 độ. Thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn. Ngoài ra, có thể có dấu hiệu viêm họng đỏ, có hạch sau tai.

- Xuất hiện các bóng nước

Tiếp đó, trên người bắt đầu xuất hiện những "nốt rạ". Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Các nốt này sẽ phát triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt.

- Các nốt đóng vảy và phục hồi

Khoảng 4 - 5 ngày sau những mụn nước này sẽ tự khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn nếu không bị bội nhiễm. Bệnh có thể khỏi hẳn sau 1 - 2 tuần.

Bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

- Đối với thai phụ

Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng da, viêm phổi,...Đặc biệt là với phụ nữ mang thai.

Theo thống kê, thai phụ bị nhiễm bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ bị viêm phổi khoảng 10 - 20 %. Trong số người viêm phổi do virus này thì có 40% thai phụ bị tử vong. Ngoài ra, thủy đậu còn có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai lưu.

ba-bau-bi-thuy-dau-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Thai phụ bị thủy đậu sẽ ảnh hưởng đến em bé

- Đối với thai nhi

Đối với thai phụ bị mắc thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi thai.

+ Trong 3 tháng đầu: Đặc biệt là từ tuần 8 - 12, nguy cơ thai nhi bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Ảnh hưởng thường gặp nhất là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân,...

+ Trong 3 tháng giữa: Đặc biệt là từ tuần thứ 13 - 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị thủy đậu bẩm sinh chiếm khoảng 2%. Sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ thì hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.

+ Trong 3 tháng cuối: Nếu người mẹ bị nhiễm thủy đậu khoảng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh thì bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Lúc này, tỉ lệ bé sơ sinh bị tử vong lên đến 30%.

Cách chữa thủy đậu khi mang thai

Với những biến chứng như vậy, rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bị thủy đậu khi mang thai phải làm sao? Trả lời câu hỏi này các chuyên gia cho biết, nếu trót bị thủy đậu khi mang thai thì chị em không nên lo lắng. Điều cần làm lúc này là tiến hành thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý những điều sau:

- Chế độ nghỉ ngơi

Cho đến khi các vết thủy đậu đóng vẩy, mẹ bầu cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho mọi người. Đồng thời nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động, lao động nặng nhọc.

ba-bau-bi-thuy-dau-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong

Khi bị thủy đậu, chị em nên tiến hành thăm khám sớm

- Giữ vệ sinh

Chị em bị bệnh thủy đậu không nên kiêng tắm, mà cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, không nên tắm bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao. Đồng thời, sau khi tắm rửa xong thì cần dùng khăn sạch lau khô và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Tránh làm vỡ mụn nước

Các mẹ cần chú ý không chà mạnh, gãi ngứa gây vỡ những bọng nước. Vì làm như vậy sẽ gây tăng nguy cơ bội nhiễm. Nếu có những dấu hiệu nặng hơn, chị em cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

- Bổ sung dinh dưỡng

Thai phụ nên uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu xơ và vitamin như trái cây. Chị em cũng nên kiêng thực phẩm nhiều giàu mỡ, đồ cay nóng,...

Trên đây là những chia sẻ về bà bầu bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không? Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.