Xoắn buồng trứng là bệnh phổ biến ở phụ nữ, thường xảy ra trên buồng trứng có u từ trước. Bệnh xoắn buồng trứng có thể âm thầm gây vô sinh ở nữ giới. Do đó, mỗi chị em phụ nữ cần bổ sung những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để sớm phát hiện và kịp thời chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu về bệnh xoắn buồng trứng.

Xoắn buồng trứng là gì?

  Buồng trứng xoắn hay xoắn buồng trứng xảy ta khi buồng trứng rơi xuống dưới và xoắn lại, quá trình này tự cắt đứt nguồn cung cấp máu của chính mình.

tim-hieu-ve-benh-xoan-buong-trung

Xoắn buồng trứng là gì?

  Xoắn buồng trứng khiến dòng máu đến nuôi buồng trứng bị tắc nghẽn, nếu không được điều trị kịp thời thì khu vực mô bị xoắn sẽ bị hoại tử, gây viêm nhiễm, nguy hiểm đến tính mạng.

  Xoắn buồng trứng có thể do u nang buồng trứng và là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Dấu hiệu xoắn buồng trứng là gì?

  Đau bụng

  Đau bụng là dấu hiệu điển hình nhất của xoắn buồng trứng. Khi bị xoắn buồng trứng, chị em sẽ cảm thấy đau bụng dưới đột ngột, cơn đau có tính chu kỳ. Với trường hợp xoắn chậm thì cơn đau nhẹ hơn. Đau xuất hiện từng cơn và thời gian xảy ra các cơn đau ngày càng ngắn lại từ 10 phút xuống 5 hoặc 3 phút.

  Buồn nôn và nôn

  Ngoài đau bụng, chị em có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn, choáng váng, đổ mồ hôi, mặt tái xanh. Bụng có thể bị chướng, vùng hại vị ấn vào rất đau, nhất là bên buồng trứng bị xoắn.

  Các chuyên gia cho biết, xoắn buồng trứng được phát hiện sớm nhờ tầm soát các u buồng trứng thông qua khám phụ khoa định kỳ và siêu âm bụng. Nếu chị em chưa thăm khám và tầm soát bệnh phụ khoa mà đau bụng đột ngột, đau bụng nhiều vùng chậu, dưới rốn thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra.

  Để phát hiện sớm bệnh, chị em trong độ tuổi sinh đẻ cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Khi thăm khám cần thực hiện siêu âm và các chỉ định cận lâm sàng. Nếu có tiền căn bị xắn buồng trứng, khi có dấu hiệu đau quặn bụng thì cần phải đi khám ngay.

  Nếu phát hiện buồng trứng bị xoắn thì cần phải điều trị ngay nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe sinh sản.

Xoắn buồng trứng có nguy hiểm không?

  Theo các chuyên gia y tế, xoắn buồng trứng nghĩa là buồng trứng bị xoắn lại. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể.

  Theo đó, máu trong buồng trứng không thể thoát ra được. Nếu kéo dài, máu mới không thể vào được, buồng trứng sẽ chết nếu không được can thiệp điều trị kịp. Đây là điều nguy hiểm nhất của xoắn buồng trứng vì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho khả năng sinh sản của chị em phụ nữ trong tương lại.

  Hơn nữa, khi máu ứ động quá nhiều sẽ làm nứt buồng trứng, vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng,…nguy hiểm đến tính mạng chị em nếu không cấp cứu kịp thời.

  Do đó, chị em phụ nữ không nên chủ quan với những cơn đau bụng đột ngột do xoắn buồng trứng gây ra.

Đối tượng dễ mắc phải xoắn buồng trứng

tim-hieu-ve-benh-xoan-buong-trung

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ là ai?

  Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Với những phụ nữ trẻ tuổi, mô linh hoạt hơn và những thay đổi nội tiết tố dẫn đến buồng trứng có thể di chuyển và xoay lật. Sau nhiều năm sản xuất thì buồng trứng nhỏ hơn và có khả năng xoay, trừ khi có một hoặc nhiều u nang.

  Vì thế, phụ nữ có độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp.

  Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có thể xảy ra với phụ nữ sau mãn kinh hoặc những bạn gái trước tuổi dậy thì, thậm chí vài trường hợp phụ nữ mang thai trong tử cung.

    Cách chữa xoắn buồng trứng là gì?

  Khi xoắn buồng trứng chưa cắt đứt hết nguồn cung cấp máu đến buồng trứng, buồng trứng có thể vẫn có thể suy trì chức năng hoạt động của nó. Đôi khi, nguồn cung cấp máu có lẽ không bị cắt đứt hoàn toàn.

  Tuy nhiên, nếu buồng trứng không hồi phục lại thì chị em cần phải phẫu thuật loại bỏ nó để ngăn ngừa nhiễm trùng. Miễn là buồng trứng khác của chị em còn hoạt động thì vẫn có khả năng sinh con được.

  Hy vong những thông tin trên đây sẽ giúp chị em tìm hiểu về bệnh xoắn buồng trứng cụ thể hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc thì hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được các chuyên gia giải đáp thêm.