Thực tế, rất nhiều chị em phụ nữ kiêng khem trong vấn đề ăn uống khi đến ngày kinh nguyệt. Bởi các triệu chứng trong “ngày đèn đỏ” rất khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đau bụng kinh. Một số chị em truyền tai nhau nên uống nước dừa khi bị đau bụng kinh, nhưng một số ý kiến khác cho rằng uống nước dừa kinh nguyệt sẽ ra nhiều, gây khó chịu. Vậy ngày đèn đỏ có nên uống nước dừa không?

Lợi ích của nước dừa

Nước dừa không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giảm nguy cơ mất nước cho cơ thể mà còn giúp tăng cường năng lượng, hệ miễn dịch, chống viêm, kháng vi khuẩn. Bên cạnh đó, nước dừa cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận, duy trì sức khỏe tim mạch, đả thông kinh nguyệt, giúp giảm cân, trị táo bón, giảm vấn đề tiết niệu và giúp trẻ hóa làn da.

ngay-den-do-co-nen-uong-nuoc-dua-khong

Nước dừa có công dụng gì?

Trong nước dừa có chứa protein, chất béo, đường, chủ yếu là glucose, các chất khoáng như Ca, Na, K, L, P, Fe,…và các vitamin C, PP.

Giá trị của nước dừa phụ thuộc vào độ tuổi của nó. Với dừa già, hầu hết các chất bổ dưỡng tập trung vào cơm dừa, trong đó nhiều nhất là chất béo. Còn dừa non, cơm và nước dừa có rất ít chất béo nhưng có nhiều vitamin.

Vậy ngày đèn đỏ có nên uống nước dừa không?

Với rất nhiều công dụng tuyệt vời, nhiều chị em thắc mắc có nên uống nước dừa khi có kinh nguyệt không? Theo ý kiến của các chuyên gia thì trong những ngày “đèn đỏ” chị em có thể uống nước dừa. Với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nước dừa có tác dụng làm giảm đau bụng kinh hiệu quả, nhờ bổ sung vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cũng như tăng cường hydrat hóa cho cơ thể.

Hơn nữa, nước dừa còn bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Từ đó, giúp chị em tránh tình trạng mất nước, mất sức của cơ thể, giúp quá trình đào thải máu kinh diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.

ngay-den-do-co-nen-uong-nuoc-dua-khong

Uống nước dừa trong ngày kinh nguyệt có nên không?

Việc bổ sung nước cho cơ thể đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và có thể nói nước dừa là lựa chọn tuyệt vời, cung cấp nước cùng nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp sức khỏe chị em hồi phục nhanh chóng sau những ngày hành kinh.

Nếu bị trễ kinh thì các bạn gái hãy uống nước dừa. Đây cũng là liều thuốc cứu cánh cực kỳ đơn giản và hữu dụng. Chỉ cần một hay hai trái dừa là bạn có thể đả thông kinh nguyệt, cân bằng mọi hoạt động sinh học.

Uống nước dừa nhiều có lợi hay hại

Các chuyên gia cho biết, chị em không nên vì thấy nước dừa có nhiều lợi ích mà lạm dụng (tức là uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày).

Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:

  • Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà vì khát nước uống nhiều nước dừa sẽ bị ớn lạnh, đầy bụng, sốt nhẹ hoặc cao,…

  • Trước cuộc thi đấu thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹ cần thiết.

  • Những người có thể trạng thuộc âm như da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, thích uống ấm,…thì không nên dùng nước dừa.

Vì vậy, chị em không nên lạm dụng việc uống nước dừa nhiều trong một ngày.

Lưu ý khi uống nước dừa trong ngày đèn đỏ

Chị em nên chú ý những điều sau đây để tăng cường công dụng của nước dừa, giúp hạn chế cảm giác khó chịu trong ngày đèn đỏ:

  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối để tránh gây đầy bụng.

  • Không nên lạm dụng uống quá nhiều hoặc liên tục để tránh làm suy yếu sức khỏe như tụt huyết áp.

  • Không nên uống nước dừa pha đá hoặc kèm theo các loại hóa chất khác.

  • Không uống nước dừa khi mới đi ngoài trời nóng về.

  • Không nên uống nước dừa khi bị huyết áp thấp, thấp khớp, bị bệnh trĩ,…

  • Không uống nước dừa khi mang thai những tháng đầu.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em biết được ngày đèn đỏ có nên uống nước dừa không? Nếu đang gặp phải những vấn đề bất thường về chu kỳ kinh nguyệt thì chị em có thể liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa TPHCM để được thăm khám và khắc phục. Đây là phòng khám phụ khoa uy tín, nhận được sự tín nhiệm của đông đảo chị em phụ nữ trên địa bàn TPHCM và các khu vực lân cận.

Hoặc có thể nhấp vào khung chat bên dưới để được các chuyên gia y tế tư vấn thêm.

B.S